Tin mới

13 phố Hà Nội cấm Uber, Grab: Nhắc nhở, xử phạt trong 10 ngày đầu

Thứ sáu, 12/01/2018, 08:40 (GMT+7)

Sau khi có quy định cấm xe hợp đồng 9 chỗ trong đó có Grab, Uber hoạt động tại 13 tuyến phố vào các khung giờ cao điểm, trong ngày đầu triển khai CSGT cũng chỉ nhắc nhở, chưa xử phạt những trường hợp vi phạm.

Sau khi có quy định cấm xe hợp đồng 9 chỗ trong đó có Grab, Uber hoạt động tại 13 tuyến phố vào các khung giờ cao điểm, trong ngày đầu triển khai CSGT cũng chỉ nhắc nhở, chưa xử phạt những trường hợp vi phạm.

Từ ngày hôm qua 11/1, Hà Nội sẽ cấm taxi, các xe hợp đồng dưới 9 chỗ - trong đó có Grab, Uber - hoạt động tại 13 tuyến phố vào các khung giờ cao điểm.

Biển báo cấm xe hợp đồng được đặt song song với biển cấm xe taxi truyền thống.

13 tuyến phố cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ vào giờ cao điểm gồm: Hoàng Hoa Thám, Mai Xuân Thưởng, Giảng Võ, Láng Hạ, Lê Văn Lương, Trường Chinh, Khâm Thiên, cầu Chương Dương (chiều Nguyễn Văn Cừ sang Trần Nhật Duật), Hàng Bài, Phủ Doãn, Cầu Giấy, Xuân Thủy, Giải Phóng.

Tuy nhiên, trong ngày đầu triển khai, ghi nhận của PV Báo Giao thông vẫn còn phổ biến xe Grab, Uber đi vào đường cấm trong giờ cao điểm, CSGT cũng chỉ nhắc nhở, chưa xử phạt.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, một cán bộ Đội CSGT số 6 làm nhiệm vụ chốt trực trên đường Xuân Thủy cho biết, trong giờ cao điểm buổi sáng, xe Grab, Uber đi qua rất nhiều nhưng vẫn chưa thể xử phạt, bởi trên tuyến đường này Sở GTVT Hà Nội chưa lắp đặt biển cấm. “Xử phạt loại xe hợp đồng, nhất là Grab, Uber sẽ mất nhiều thời gian hơn so với taxi. Bởi, loại hình này không gắn mào như taxi, chỉ có phù hiệu kinh doanh và logo để nhận diện. Có nhiều người kinh doanh không chịu dán logo”, một chiến sỹ CSGT tại chốt trực nói và cho biết, trong những ngày đầu, CSGT chỉ nhắc nhở và tuyên truyền cho lái xe mà chưa xử phạt ngay.

Trước đó, Sở GTVT Hà Nội đã kiến nghị UBND thành phố quy hoạch số lượng xe Grab, Uber, đồng thời đặt biển cấm trên một số tuyến phố.

Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng cho biết, việc cắm biển cấm xe hợp đồng là rất cần thiết, thể hiện sự công bằng với taxi truyền thống. “Lực lượng chức năng cần có giải pháp nhận diện hiệu quả hơn xe hợp đồng dưới 9 chỗ. Trong đó, logo cần to hơn hiện nay để từ xa các lực lượng chức năng có thể nhận biết, bên ngoài cửa xe phải dán hình ảnh nhận diện như Uber, Grab”, ông Hùng nói.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho hay, phố nào cấm taxi truyền thống thì taxi công nghệ cũng không được lưu thông. Thời gian cấm cũng tương tự nhau.

Trước thắc mắc làm thế nào để phân biệt, xử lý được xe Grab, Uber vi phạm đi vào đường cấm, ông Vũ Văn Viện, giám đốc Sở GTVT Hà Nội, cho báo giới biết: “Việc phân biệt đúng là hơi khó, tuy nhiên, các xe Grab, Uber theo quy định đều phải dán logo. Cảnh sát và thanh tra giao thông sẽ nhận diện qua logo để xử phạt. Còn nếu xe nào cố tình không dán logo mà đi vào đường cấm, khi bị phát hiện sẽ xử lý luôn cả hai lỗi”.

Trước đó, Sở GTVT Hà Nội đã kiến nghị UBND thành phố quy hoạch số lượng xe Grab, Uber, đồng thời đặt biển cấm trên một số tuyến phố.

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news