Tin mới

2 triệu người có thể mất mạng vì Covid-19 trước khi có vắc xin

Thứ ba, 29/09/2020, 11:34 (GMT+7)

Hơn 1 triệu người đã chết vì Covid-19 trên toàn thế giới, một cột mốc nghiệt ngã trong khoảng thời gian ngắn ngủ nhưng tàn khốc của đại dịch.

Theo dữ liệu từ ĐH Johns Hopkins, số người tử vong vì Covid-19 hiện là 1.000.555. Con số này đạt được trong vòng chưa đầy 9 tháng kể từ khi ca tử vong đầu tiên do Covid-19 được ghi nhận tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Kể từ đó, virus đã làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ người trên toàn cầu, gây thiệt hại về kinh tế trên diện rộng. Hơn 33 triệu trường hợp đã được xác nhận trên toàn thế giới và các đợt bùng phát vẫn tiếp tục hoành hành ở nhiều quốc gia.

Những nhân viên y tế tưởng nhớ một đồng nghiệp của họ qua đời vì dịch Covid-19. Ảnh: CNN

Châu Âu, tâm dịch Covid-19 thứ hai sau Trung Quốc đã áp đặt các quy định hạn chế đi lại rộng rãi trong mùa xuân để ngăn chặn dịch lây lan. Trong khi các biện pháp này đạt được thành công thì một số nước bị ảnh hưởng từ sớm, chẳng hạn như Pháp, Tây Ban Nha, Anh quốc giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng thứ hai.

Theo số liệu của ĐH Johns Hopkins, Mỹ có hơn 7 triệu ca Covid-19 và hơn 205.000 ca tử vong. Đây là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất thế giới. Với nhiều người, Tổng thống Donald Trump đã xả lý đại dịch một cách sai lầm. Mặc dù Mỹ giàu có và có hệ thống y tế tiên tiến nhưng đã phải vật lộn để kiểm soát dịch bệnh. Giờ đây, một số chuyên gia sợ Trump vì lợi ích chính trị mà có thể gây áp lực lên các nhà khoa học trong việc cấp phép hoặc phê duyệt vắc xin Covid-19, không cần có quy trình đánh giá chính thức đầy đủ.

Trump đã nhiều lần bảo vệ cách xử lý dịch của mình. Tuy nhiên, ông và Nhà Trắng bị chỉ trích rộng rãi vì vi phạm những hướng dẫn để ngăn dịch Covid-19 lây lan, trong đó có việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân Covid-19 đã qua đời lênmột nhà xác tạm thời ở New York. Ảnh: CNN

Tỷ lệ lây nhiễm tăng vọt

Ở bên kia địa cầu, Ấn Độ đã vượt 6 triệu ca Covid-19 và trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng thứ hai thế giới sau Mỹ. Mặc dù số ca nhiễm được báo cáo tăng đều đặn kể từ tháng 3 nhưng dịch bệnh tại Ấn Độ tăng vọt vào tháng 6, lên theo cấp số nhân. Ấn Độ mất gần 6 tháng để ghi nhận 1 triệu ca Covid-19 vào ngày 17/7 nhưng chỉ mất có 2 tháng để thêm 4 triệu ca.

Theo bộ Y tế Ấn Độ, hơn 95.000 người đã theiejt mạng vì Covid-19. Tuy nhiên, một số nhà khoa học nước này cảnh báo những con số là không đầy đủ và vây hiểu lầm.

Mỹ Latin cũng đang chứng kiến tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 gia tăng. Số ca nhiễm được xác nhận đã tăng trong những tuần gần đây tại Brazil, Peru, Mexico, Colombia và Argentina. Tại Brazil, hơn 141.000 người đã thiệt mạng vì Covid-19, nhiều thứ 2 thế giới. Mexico cũng đã mất đi khoảng 76.000 sinh mạng vì dịch bệnh này.

Ảnh chụp tại nghĩa trang Nossa Senhora Aparecida, nơi chôn cất các nạn nhân Covid-19 tại Brazil. Ảnh: CNN

Làn sóng thứ 2 tại châu Âu

Cho đến nay, tỷ lệ tử vong trong làn sóng thứ 2 tại châu Âu vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh dịch hồi tháng 4. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng có những dấu hiệu cho thấy sẽ có thêm nhiều thảm kịch trong mùa đông tới.

Các biện pháp như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang đã trở thành quy tắc tiêu chuẩn và sự lây lan giờ đây chủ yếu xảy ra ở những người trẻ. Họ ít có khả năng tử vong khi bị nhiễm virus hơn.

Nhưng thời tiết lạnh đang bắt đầu đến và mùa cúm cũng tới gần. Sự lây nhiễm đang lan sang những nhóm dân số già hơn và có dấu hiệu cho thấy mọi người đang ngày càng mệt mỏi với việc tuân thủ các hạn chế.

Các bệnh viện hiện có khả năng chẩn đoán và điều trị virus tốt hơn, nghĩa là tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ICU ở một số nước châu Âu đã giảm khoảng 50% xuống còn 20%. Tuy nhiên, Bulgaria, Croatia, Malta, Romania và Tây Ban Nha vẫn đang chứng kiến tỷ lệ tử vong liên tục tăng.

Quan tài của những nạn nhân Covid-19 tại Lombardy, Italy. Ảnh: CNN

Hy vọng về vắc xin

Nhiều người trên thế giới đang nuôi hy vọng cuộc sống trở lại bình thường nhờ sự phát triển nhanh chóng của vắc xin Covid-19. Hiện có 35 loại vắc xin đang được thử nghiệm trên khắp thế giới nhưng không chắc chắn khi nào sẽ có loại được thông qua.

Tiến sĩ Soumya Swaminathan, giám đốc khoa học của WHO cảnh báo rằng có thể phải đến năm 2022 mọi người mới bắt đầu nghĩ đến việc quay trở lại cuộc sống bình thường như trước dịch Covid-19.

Trong khi đó, số người chết vì Covid-19 vẫn không ngừng tăng lên. Phải đến cuối tháng 6, số nạn nhân trên toàn cầu mới đạt 500.000 nhưng chỉ 3 tháng sau đó, con số đã tăng lên gấp đôi.

Tiến sĩ Mike Ryan, người đứng đầu chương trình khẩn cấp của WHO nói viễn cảnh 2 triệu người chết vì Covid-19 toàn cầu "chắc chắn là không thể tưởng tượng được... nhưng điều đó không phải là không thể xảy ra".

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news