Tin mới

Đào sâu lớp băng vĩnh cửu, bàng hoàng phát hiện sói non 57.000 năm tuổi và bí mật ẩn giấu

Thứ ba, 29/12/2020, 11:49 (GMT+7)

Khi tiến hành đào sâu lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, các nhà khoa học đã phát hiện xác của một con sói non có niên đại 57.000 năm tuổi, nhiều bí mật được vén màn.

Daily Star đưa tin cho biết mới đây khi tiến hành đào sâu lớp bằng vĩnh cửu ở Bắc Cực, các nhà khoa học đã bàng hoàng phát hiện một xác ướp của con sói với nên đại gần 60.000 năm.

Theo các nhà khoa học, nơi được tiến hành đào xưa kia rất có thể chính là hang động sinh sống của đàn sói cổ đại đã bị sập và nó đã bị mắc kẹt trong lớp băng vĩnh cửu.

Các nhà khoa học phát hiện nhiều điều bất ngờ bên dưới lớp băng ở Bắc Cực. Ảnh: Internet

Theo đó, do đã bị đóng băng trong lớp băng vĩnh cửu nhiều năm cũng như cách ly với môi trường bên ngoài nên ngoại hình ban đầu của con sói này được bảo tồn khá tốt.

>>Xem thêm: Bàng hoàng với sự thật phía sau những địa danh bị 'che giấu' trên Google

Tiến hành nghiên cứu sâu hơn về loài sói cổ đại được xem là mục tiêu hàng đầu của các nhà khoa học khi tìm được mẫu vật phẩm giá trị này.

Từ đó tìm ra được sự tiến hóa của chúng so với các con sói hiện đại.

Xác ướp sói con có niên đại 57.000 năm tuổi hé lộ ra nhiều điều bí ẩn. Ảnh: Daily Star

Nhưng một điều khác mà các nhà khoa học cũng đặc biệt lưu tâm chính là hiện trạng nhiệt độ toàn cầu đang tiếp tục tăng khiến các sông băng ở hai cực đang dần tan ra.

Điều này khiến mực nước biển toàn cầu tăng, đe dọa đến đời sống của con người sống gần biển.

Ngoài việc tìm thấy những tàn tích của động vật, các nhà khoa học cũng cảnh báo nhiều nguy hiểm đang rình rập trong lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực.

Virus khổng lồ ẩn giấu bên dưới lớp băng vĩnh cửu. Ảnh: Daily Star

Trong lớp băng vĩnh cửu tại Bắc Cực có chứa lượng lớn khí metan và khi chusg được giải phóng, chúng sẽ thúc đẩy tình trạng băng tan nhanh hơn...

Ngoài ra một lượng lớn thủy ngân cũng được lưu trữ trong lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, trong đó phần lớn xuất phát từ chu kỳ thủy ngân toàn cầu.

Nếu như những thứ này bị bung ra với khối lượng lớn sẽ mang đến những rắc rối khó lường.

Điều đáng lo ngại chính là tình hình nóng lên của toàn cầu khi nhiệt độ trung bình hiện nay cao hơn 1 độ C so với năm trước đó.

Băng ở Bắc Cực đang tan ra do sự nóng dần lên của trái đất. Ảnh: Internet

Nguy hiểm hơn là loại virus cổ đại trong lớp băng vĩnh cửu.

Các nhà khoa học đã phát hiện một loại amip cổ đại trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia đồng thời cũng phát hiện loại virus caladium trong cơ thể của chúng.

Loại virus này bị đóng băng hơn 30.000 năm và có kích thước khổng lồ khi to gấp 30 lần virus thông thường.

Đáng sợ là chúng không hề bị bất hoạt và có thể hồi sinh, có thể lây nhiễm sang vật chủ.



Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news