Tin mới

3 nguy cơ dẫn tới chiến tranh Trung - Nhật

Chủ nhật, 28/06/2015, 08:24 (GMT+7)

“Chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào, thường không định trước khi mà các bên có quá nhiều thứ để mất”.

“Chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào, thường không định trước khi mà các bên có quá nhiều thứ để mất”.

Trung Quốc và Nhật Bản đã từng bước vào cuộc chiến 3 lần kể từ năm 1894. Kết thúc Thế chiến II, Nhật Bản vùi trong đống đổ nát và dưới sự kiểm soát của quân Đồng minh, dường như 2 nước sẽ không bao giờ đối đầu một lần nữa.

Chiến tranh giữa 2 nước thậm chí còn khó xảy ra hơn sau khi Nhật Bản thông qua hiến pháp hòa bình, trong đó không thừa nhận chiến tranh như là một công cụ trong Chính sách quốc gia. Vào thời điểm đó, Trung Quốc là một nước nghèo, xã hội phần lớn là nông nghiệp và hầu như không có khả năng tự vệ.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong 30 năm qua đã xua tan quan điểm cho rằng 2 cường quốc sẽ không bao giờ đánh nhau nữa. Quân sự của Trung Quốc, được thúc đẩy trong nhiều thập kỷ qua khi tăng gấp đôi con số ngân sách chi cho quốc phòng, giờ đây đã lớn nhất khu vực.

Đồng thời, 2 nước đang đứng ở 2 phe đối lập trong một số vấn đề khu vực. Trung Quốc và Nhật Bản đang có những bất hòa về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và Nhật Bản phản đối chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc tại Biển Đông. Trung Quốc hỗ trợ Triều Tiên và Nga, điều này đi ngược lại với nhiều chính sách của Nhật Bản.

Có 3 con đường mà Trung Quốc và Nhật Bản có thể đi tới chiến tranh: trực tiếp chống lại nhau, một cuộc chiến trong đó Nhật Bản sẽ vào vai đồng minh của Mỹ và cuối cùng là một cuộc chiến liên quan tới Triều Tiên.

Xung đột trực tiếp

Cách dễ nhất có thể nổ ra chiến tranh giữa 2 cường quốc là thông qua một cuộc khủng hoảng leo thang. Trung Quốc và Nhật Bản, cả 2 đều đang có các tàu Bảo vệ bờ biển đồn trú tại Senkaku. Việc 2 bên triển khai các tàu Bảo vệ Bờ biển được trang bị vũ khí tối thiểu là cách hữu hiệu nhất để "thể hiện sự hiện diện của quốc gia" - ủng hộ các tuyên bố chủ quyền - mà không có sự tham gia của các lực lượng quân sự.

Tuy nhiên, khả năng leo thang vẫn tồn tại. Một bên có thể thay thế các tàu bảo vệ bờ biển bằng tàu quân sự - một cử chỉ thể hiện sự quyết tâm. Động thái như vậy gần như chắc chắn sẽ bị bên kia đáp trả. Các lực lượng sẽ làm cầu cạn, bắn cảnh cáo, đâm nhau va chạm và còn nhiều hành động khác có thể khiến tình hình nhanh chóng leo thang, vượt ngoài tầm kiểm soát của các bên.

Việc Nhật Bản và Trung Quốc triển khai các lực lượng hải quân và không quân quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có thể là bế tắc nguy hiểm nhất kể từ cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba, bởi 2 cường quốc không có kinh nghiệm đặc biệt trong miệng hố chiến tranh.

Xung đột giữa 2 nước có thể nổ ra do tai nạn, gây ra bởi những tác nhân "phi nhà nước". Tình cảm dân tộc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Trung Quốc rất sâu sắc nhưng ở Nhật Bản thì thấp hơn. Trong thực tế,  các nhà hoạt động Trung Quốc chỉ trong một thời gian ngắn đã đổ bộ lên quần đảo này vào năm 2012.

Mặt khác, việc đổ bộ mạnh mẽ - hay thậm chí là một tàu đánh cá cập bến một trong số những hòn đảo đang trong tranh chấp - đều có thể dẫn tới nước này buộc phải trục xuất công dân nước kia. Chính phủ Trung Quốc có thể tìm thấy đoạn phim ghi lại hình ảnh cảnh sát Nhật Bản bắt giữ công dân nước mình tại vùng lãnh thổ mà họ tuyên bố không thừa nhận, do đó, Bắc Kinh sẽ phản ứng bằng quân sự.

“Chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào, thường không định trước khi mà các bên có quá nhiều thứ để mất”

Xung đột Mỹ-Trung

Mỹ và Nhật Bản đã là đồng minh thân cận trong hơn 50 năm qua. 2 nước đang theo sát nhau trong nhiều vấn đề, như Biển Đông và nguy cơ về cuộc tấn công tên lửa của Triều Tiên.

Không giống như các cuộc chiến trước ở Việt Nam và Đông Nam Á, các điểm nóng hiện nay tại châu Á quan trọng với Mỹ và cũng quan trọng - nếu không muốn nói là hơn - đối với Nhật Bản. Mỹ và Nhật Bản đã cùng nhau hiện diện tại mặt trận thống nhất ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Việc hợp tác quân sự và chính trị chặt chẽ có nghĩa là có nhiều khả năng, 2 nước sẽ cùng nhau tiến tới chiến tranh tại châu Á thay vì xung trận từng nước một.

Cuối tháng 4 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng thỏa thuận an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản "vẫn còn nguyên giá trị và bao gồm tất cả các vùng lãnh thổ thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, có cả quần đảo Senkaku". Rõ ràng là bất cứ hành động gây hấn nào của Trung Quốc nhằm chống lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ liên quan đến lực lượng của Mỹ ngay từ đầu.

Mỹ và Nhật Bản cũng có thể đi tới chiến tranh với Triều Tiên. Trong khi Nhật Bản có thể sẽ không tham chiến trực tiếp trong bất kỳ cuộc đối đầu nào nhưng Tokyo gần như chắc chắn sẽ mở rộng hỗ trợ hậu cần cho quân đội Mỹ. Một cuộc chiến tranh như vậy rất có thể sẽ xảy ra ở Trung Quốc.

Thậm chí, cho dù Nhật Bản không tự nguyện gây chiến thì vẫn có một tình huống phát sinh, khiến họ bị cuốn vào cuộc chiến với Trung Quốc.  Một nước Nhật tự do và dân chủ đảm bảo sự thay đổi chính sách đối ngoại định kỳ và không phải mọi thay đổi sẽ đi theo xu hướng chính trị của Mỹ.

Thủ tướng Yukio Hatoyama khi còn đương nhiệm từ năm 2009-2010 đã phá vỡ thỏa thuận với Mỹ về Trung Quốc và căn cứ của Mỹ tại Okinawa. Nếu ông Hatoyama còn tại vị ngày hôm nay, ông hoàn toàn có thể không lặp lại hành động quân sự chống lại Trung Quốc

Bất kể mức độ hỗ trợ của Nhật Bản có như thế nào thì các  căn cứ quân sự của Mỹ như Kadena, Yokota, Misawa và Sasebo sẽ rất cần thiết cho các nỗ lực chiến tranh. Theo các điều khoản của Hiệp ước An ninh và Hợp tác tương hỗ, Mỹ sẽ vẫn có quyền sử dụng các căn cứ này mà không cần sự cho phép của Nhật Bản.

Trong trường hợp chiến tranh, chưa chắc Trung Quốc sẽ kiềm chế việc ném bom vào các căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật Bản. Trong số đó, có nhiều căn cứ bao quanh làng mạc, thị trấn và thậm chí việc sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác gây thương vong cho người dân là điều không tránh khỏi. Nhật Bản sẽ buộc phải lựa chọn giữa việc đuổi quân Mỹ - và chấm dứt mối quan hệ đồng minh - hoặc cùng họ chống lại Trung Quốc.

Sự bất ngờ từ Triều Tiên

Cuối cùng, cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên có thể sẽ liên quan đến cả Trung Quốc và Nhật Bản. Triều Tiên là một hàng xóm không thể đoán trước và bạo lực, thường xuyên tạo ra các mối đe dọa chống lại Nhật Bản. Bình Nhưỡng cũng sở hữu các vũ khí hạt nhân và một đội quân lớn.

Một cuộc khủng hoảng do Bình Nhưỡng làm chủ mưu có thể là chất xúc tác đưa Trung Quốc và Nhật Bản vào cuộc khủng hoảng tương tự và kết thúc bằng đối đầu. Trung Quốc không hâm mộ ông Kim Jong-un nhưng lại cần sự ổn định của Triều Tiên cho biên giới phía nam của mình. Trung Quốc sẽ bị ám ảnh

trong việc giữ gìn sự ổn định tại Triều Tiên trong khi mục tiêu của Nhật Bản sẽ là vũ khí hạt nhân của nước này. Trung Quốc muốn giữ quân đội nước ngoài không cho xâm nhập vào  nhưng quan điểm của Nhật Bản, cách duy nhất để vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân của Triều Tiên là đưa quân vào.

Hành động quân sự của Nhật Bản trên bán đảo Triều Tiên với Trung Quốc là không thể cháp nhận, đặc biệt nếu có khả năng quân đội Nhật Bản đồn trú tại Triều Tiên lâu dài. Nếu những nỗ lực ngoại giao để ngăn điều này thất bại, Trung Quốc có thể dùng đến vũ lực để đuổi Nhật Bản.

Một khả năng khác là Nhật Bản quyết định tấn công phủ đầu các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Sự suy tàn của quân đội Triều Tiên khiến họ ngày càng khó khăn trong việc bảo vệ chính mình khỏi các cuộc tấn công như vậy. Trung Quốc, vì lo sợ những cuộc tấn công này có thể lật đổ chế độ Kim Jong-un, sẽ quyết định chủ động bảo vệ Triều Tiên.

Quân đội Nhật Bản và Trung Quốc thậm chí còn có thể đánh nhau tại Triều Tiên hoàn toàn là vì tai nạn.

Cho dù là Triều Tiên xâm lược Hàn Quốc hay chế độ Kim Jong-un sụp đổ thì chiến tranh và sự rối loạn trên bán đảo Triều Tiên gần như chắc chắn liên quan tới Nhật Bản. Vào năm 2012, đã có 33.846 công dân Nhật Bản sống tại Hàn Quốc và Nhật Bản đã nhiều lần nhắc lại việc cần phải sơ tán công dân của mình tại "quốc gia láng giềng".

Với diện tích 82.000 dặm vuông, toàn bộ bán đảo Triều Tiên nhỏ hơn so với bang Utah. Nểu Trung Quốc can thiệp, các tàu và máy bay của lực lượng sơ tán Nhật Bản sẽ hoạt động gần với PLA. Việc thiếu sự hợp tác giữa 2 nước tiềm ẩn một tai nạn chết người là sự thật và một vụ tai nạn như vậy sẽ cuốn mối quan hệ vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

“Chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào, thường không định trước khi mà các bên có quá nhiều thứ để mất”. Không biết cuộc chiến Trung-Nhật sẽ nổ ra khi nào nhưng nếu chúng ta có thể lường trước các tình huống thì chúng ta có thể nhìn vào những lợi ích chung để tránh nó.

Bảo Linh (Theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news