Tin mới

4 thách thức lớn nhất khiến Trung Quốc đau đầu năm 2015

Thứ ba, 06/01/2015, 15:18 (GMT+7)

Tình hình Biển Đông, suy thoái kinh tế, quan hệ Trung – Nhật và vấn đề Triều Tiên sẽ là 4 thách thức lớn nhất của ngoại giao Trung Quốc trong năm 2015.

Tình hình Biển Đông, suy thoái kinh tế, quan hệ Trung – Nhật và vấn đề Triều Tiên sẽ là 4 thách thức lớn nhất của ngoại giao Trung Quốc trong năm 2015.

 

Năm 2014, ngoại giao Trung Quốc đã giành được thành công lớn. Để tiếp tục thành công ấy là điều không dễ dàng với Bắc Kinh trong năm 2015, đặc biệt là khi xét đến những thách thức tiềm ẩn phải đối mặt như nền kinh tế toàn cầu và vấn đề an ninh. Dưới đây là 4 thách thức mà Trung Quốc phải xử lý một cách kiên nhẫn và khéo léo trong năm 2015 này.

Thứ nhất, căng thẳng trên Biển Đông. Đây vẫn còn là vấn đề lớn. Đặc biệt, vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc sẽ nhận được sự quan tâm rất nhiều từ cộng đồng quốc tế. Mỹ đã bước vào bằng cách đưa ra ý kiến của riêng bằng văn bản mình trong đó thách thức tuyên bố “đường 9 đoạn” của Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đệ trình yêu cầu lên tòa án quốc tế khiến tình hình càng thêm phức tạp. Thêm vào đó, nỗi lo nữa của Trung Quốc là Việt Nam và Philippines sẽ tham gia lực lượng để thách thức quyền hàng hải của Trung Quốc, với sjw ủng hộ ngầm từ Mỹ và thậm chí là Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn có một tin tức tốt cho Bắc Kinh đó là Giá dầu giảm khiến việc thăm dò dầu khí tại Biển Đông sẽ mang lại ít lợi nhuận hơn, do đó sẽ làm giảm khả năng xung đột giữa các quốc gia liên quan trong một khoảng thời gian ngắn.

Thứ hai, mối lo này không nên đánh giá thấp, đó là nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, thậm chí là khủng hoảng. Mặc dù việc giá dầu giảm ở thời điểm hiện tại mang lại lợi ích cho một số nền kinh tế, triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2015 có vẻ không khả quan. Tỷ lệ tăng trưởng tại khu vực châu Âu dự kiến khoảng 1%, do đó sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi từ từ (từ năm 2009). Chính sách cải cách “Abenomics” của Nhật Bản cho đến nay đã thất bại trong việc tăng tiêu thụ trong nước. Các nhà phân tích đang nói về một mũi tên thứ tư có thể cũng sẽ giống như vậy. Sự phục hồi của Mỹ có vẻ tốt hơn so với EU và Nhật Bản nhưng vẫn có một vài mối lo ngại như thu nhậpđình trệ và nguy cơ giảm phát. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2015 có thể là từ 6,5-7%, mức tăng trưởng thấp so với Trung Quốc nhưng lại rất tốt cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc ngày nay có mối liên hệ sâu sắc với nền kinh tế toàn cầu. Điều này có nghĩa là các vấn đề của nước ngoài vẫn có thể lây lan sang Trung Quốc và gây bất ổn kinh tế, thậm chí là cả xã hội.

Những vấn đề lớn trong năm 2015 khiến ngoại giao Trung Quốc phải đau đầu

Thứ ba, quan hệ Trung-Nhật, mối quan hệ cần được giám sát cẩn thận trong năm nay. Mặc dù Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Shinzo Abe đã bắt tay nhau vào tháng 11/2014 nhưng căng thẳng vẫn còn tồn tại ở mức độ cao trong mối quan hệ Trung-Nhật. Năm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới II, đó là một chủ đề rất nhạy cảm với cả Trung Quốc và Nhật Bản. Có khả năng Trung Quốc sẽ nhân dịp này để nhấn mạnh tính hợp pháp của trật tự thế giới sau Thế chiến, đi ngược lại với lời kêu gọi cải cách mà Nhật Bản gửi tới Liên hợp quốc. Và còn cả quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Khả năng đáng lo ngại nhất trong năm 2015 là một sự cố liên quan đến máy bay hoặc tàu Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù một sự cố như vậy rất khó xảy ra nhưng vẫn không thể loại trừ khả năng này và các nhà quan sát vẫn nên đề cao cảnh giác trong suốt năm 2015.

Video tham khảo :Đình chỉ quan chức cho phép máy bay QZ8501 cất cánh:

Cuối cùng là vấn đề liên quan đến Triều Tiên. Đây có thể sẽ lại là “kẻ gây rối” trong năm 2015. Quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân, Triều Tiên sẽ không cúi đầu trước áp lực bên ngoài (từ Trung Quốc hoặc Mỹ) để từ bỏ chương trình hạt nhân. Triều Triên hiện nay có vẻ như có chút thất vọng khi quan hệ với Trung Quốc tiếp tục đi xuống kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012. Đây là lý do tại sao họ lại quan tâm đến việc hâm nóng tình cảm với Hàn Quốc và Nga trong thời gian gần đây. Vấn đề chính cần xem xét ở đây là: Triều Tiên sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân khác vào năm 2015? Với điều kiện nào thì Triều Tiên sẽ trở lại vòng đàm phán 6 bên? Hơn nữa, luôn luôn có khả năng nhà cầm quyền Triều Tiên sẽ bị lật đổ, bất chấp sự trung thành mạnh mẽ đối với gia đình Kim Jong-un. Trong mọi trường hợp, điều cuối cùng mà Trung Quốc muốn nhìn thấy là sự sụp đổ của Bình Nhưỡng vì thế, hãy chờ xem Trung Quốc nỗ lực để ổn định tình hình tại Triều Tiên như thế nào.

Ngoài 4 vấn đề trên, sẽ luôn có những cuộc khủng hoảng bất ngờ đối với chính sách ngoại giao của Trung Quốc, giống như sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo IS trong năm 2014. Khi ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc tiếp tục mở rộng, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Các chính sách đối nội của Trung Quốc cũng sẽ tác động lớn tới chính sách ngoại giao của họ.

Bảo Linh (tin tức Thediplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news