Tin mới

5 câu hỏi cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ tập thể thao

Thứ bảy, 08/08/2015, 11:15 (GMT+7)

Để đảm bảo việc rèn luyện thể thao có hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần đặt ra những câu hỏi sau đây để giúp trẻ duy trì thói quen tập thể thao lành mạnh.

Để đảm bảo việc rèn luyện thể thao có hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần đặt ra những câu hỏi sau đây để giúp trẻ duy trì thói quen tập thể thao lành mạnh.

Liệu con có vẻ mệt mỏi, dễ cáu kỉnh và tính khí thất thường trong nhiều ngày hay không?

Nếu con bạn có vẻ mệt mỏi, xuống tinh thần, có thể con bạn đã bị kiệt sức, điều này có thể gặp ở đứa trẻ có độ tuổi từ bảy đến chín.

Tình trạng kiệt sức xảy ra khi đứa trẻ luyện tập quá nhiều, vượt quá mức thể trạng cho phép. Kiệt sức thường đi kèm với sự căng thẳng, làm thay đổi tâm trạng. Nếu điều này xảy ra thường xuyên sẽ khiến bạn không còn nhận ra đứa con của mình nữa. 

5 câu hỏi cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ tập thể thao

5 câu hỏi cha mẹ cần nhớ khi cho trẻ tập thể thao

Con bạn có thích tham gia hay không?

Thể thao tất nhiên là có yếu tố chiến thắng nhưng phần nhiều là sự vui vẻ. Cha mẹ là người đánh giá tốt nhất xem trẻ có vui hay không vui khi tham gia một hoạt động thể thao nào đó. Điều này có thể thông quá các dấu hiệu như thể chất hay bằng lời nói.

Con bạn có các hoạt động khác nào trong tuần không?

Hoạt động thể thao chỉ nên chiếm một phần vào thời gian rảnh rỗi. Trẻ em cũng cần có cơ hội tham gia một loạt các hoạt động khác như nghệ thuật, âm nhạc, kịch.

Nếu con bạn nói rằng muốn tham gia một lớp học giải trí khác nhưng chưa có thời gian vì lịch trình tập thể thao. Đó là lúc cho chúng ta biết rằng thời gian dành cho thể thao quá nhiều, cha mẹ cần cân bằng những thứ cần thiết trong cuộc sống của trẻ.

Trẻ có thành công trong các cuộc thi thể thao hay không?

Đây là điều mong đợi chính đáng. Thông qua câu hỏi này, sẽ giúp bạn nhận ra những đối thủ cạnh tranh khác tốt hơn con bạn và cũng có thể là con bạn tập thể thao chỉ để làm hài lòng cha mẹ.

Cha mẹ nên xem xét những động lực nào đằng sau việc nỗ lực tập thể thao của con em mình, không phải vì cha mẹ, không muốn cha mẹ thất vọng về mình. Bạn hãy cho phép trẻ tùy chọn những việc mà chúng thích để giảm thời gian dành cho tập luyện và các cuộc thi đấu thể thao.

Con bạn có thời gian dành cho bạn bè?

Tương tác xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cảm xúc của trẻ. Con bạn không nên dành thời gian quá nhiều cho việc luyện tập thể thao mà nên dành thời gian cho bạn bè. Hãy làm những gì để con bạn có nhiều cơ hội để giao lưu, tiếp xúc với xã hội. Nếu bạn bè cùng chia sẻ mối quan tâm thể thao với con bạn là điều tốt nhưng quan trọng là trẻ cần duy trì mối quan hệ với các bạn mình.

Hải Nam (Theo Youngparents)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news