Tin mới

5 chiến đấu cơ tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ

Thứ năm, 05/11/2015, 16:59 (GMT+7)

Bên cạnh những chiến đấu cơ tuyệt vời, Mỹ cũng từng sản xuất ra những máy bay chiến đấu tồi tệ.

Bên cạnh những chiến đấu cơ tuyệt vời, Mỹ cũng từng sản xuất ra những máy bay chiến đấu tồi tệ.

Mỹ đã sản xuất ra nhiều chiến đấu cơ tuyệt vời trong những năm qua. P-51 Mustang, F4U Corsair, F-86 Sabre, F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon và F-22 nằm trong số những máy bay chiến đấu tốt nhất nước này từng sản xuất. Nhưng bài viết đăng tải trên The National Interest không đề cập tới những cỗ máy đó.

Ở đây, tác giả Dave Majumdar nói về những thiết kế chiến đấu cơ "cặn bã" của Mỹ - những cái tồi tệ nhất. Nhưng từ mỗi lần thất bại, chúng ta có thể học được điều gì đó và chắc chắn nó không bao giờ lặp lại lần nữa. Nó chỉ thất bại thực sự khi bạn chẳng học được gì từ đó.

Bell P-59 Airacomet

Bell P-59 Airacomet là chiến đấu cơ đầu tiên của Mỹ. Tuy nhiên, so với những máy bay của Anh và Đức cùng thời - Gloster Meteor và Messerschmitt Me 262 - P-59 là một thất bại đáng thất vọng.

Trong thực tế, trong quá trình kiểm tra Lockheed P-38 Lightning, Republic P-47 Thunderbolt và một chiếc Mitsubishi Zero bị bắt giữ, họ phát hiện ra rằng P-59 không có lợi thế hơn các chiến đấu cơ động cơ pittong  thời bấy giờ. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, các chiến đấu cơ động cơ pittong vượt trội hơn hẳn một máy bay P-59 mới.

P-59 có tốc độ tối đa chỉ 413 dặm/giờ, tương đương với một chiếc P-38. Cuối cùng, P-59 không mấy tác dụng trong vai trò một phương tiện thử nghiệm nhưng nó đã chuẩn bị cho sau này, giúp các dự án thành công hơn.

Vought F7U Cutlass

Hải quân Mỹ đã không có khoảng thời gian dễ dàng khi ra mắt các máy bay trên tàu sân bay. Nỗ lực ban đầu là chiếc Vought F7U Cutlass - bị các phi công gọi giễu là  “Gutless Cutlass” (thanh đoản kiếm vô dụng).

Cutlass không chỉ yếu kém với cặp động cơ tuốc bin phản lực (turbojet) Westinghouse J46-WE-8B mà còn bị ám ảnh với hệ thống còn chưa hoàn thiện -  đặc biệt là hệ thống thủy lực học có vấn đề.

Chuẩn đô đốc đã nghỉ hưu của Hải quân Mỹ, ông Edward Lewis "Whitey" Feightner nói với tạp chí Air & Space của Smithsonian rằng ông đã từ chức ngay lập tức khi nghe tin nhóm của mình (Thiên thần xanh) phải bay với Cutlass.

"Cutlass có thể trở thành một máy bay tốt nếu thay đổi một chút", phi công của F7U-3, John Moore đã viết.

"Làm một cái đuôi thông thường, tăng gấp 3 lực đẩy, càng hạ cánh ở mũi cắt đi một nửa, làm lại hệ thống kiểm soát bay hoàn toàn".

Grumman F-11 Tiger

Grumman nổi tiếng trong việc chế tạo các chiến đấu cơ tốt nhất cho Hải quân nhưng chiếc F-11 Tiger lại là ngoại lệ. Trong thực tế, F-11 là một trong số ít máy bay trong lịch sử đã tự bắn hạ chính mình theo đúng nghĩa đen. Trong một lần thử nghiệm, một phi công bay thử của Grumman đã thử nghiệm khẩu pháo 20mm của máy bay. Do lưu tốc và đường đạn của đầu đạn giảm dần, chúng sau đó đã giao nhau với đường bay của chiếc Tiger vốn đang tiếp tục hạ thấp, và gây hư hỏng đến mức làm rơi chiếc máy bay. 

Vấn đề với chiếc F-11 là khung máy bay nhỏ hơn động cơ. Các động cơ Wright J65-W-14 của nó rất không đáng tin và đốt cháy nhiên liệu ở mức cao. Kết quả là Hải quân Mỹ không hài lòng với Tiger. Máy bay phục vụ cho hải quân - hoạt động trên biển - nên phải có tầm hoạt động xa và động cơ đáng tin cậy.

Tiger nhanh chóng bị "cho về vườn" sau 13 năm phục vụ.

Convair F-102 Delta Dagger

Convair F-102 Delta Dagger ban đầu được thiết kế bay  tầm cao, đánh chặn với tốc độ cao để phá hủy các phi đội máy bay ném bom của Liên Xô mà theo dự kiến sẽ tấn công vào lục địa Mỹ trong trường hợp Chiến tranh Lạnh trở nên nóng.

Những người thiết kế đã tạo ra một máy bay cánh tam giác dựa trên động cơ turbojet có buồng đốt cháy tăng cường Pratt & Whitney J57-P-25 mạnh mẽ, một hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến và một khoang vũ khí bên trong. Tất cả những chỉ số ban đầu cho thấy chiếc máy bay sẽ có màn trình diễn ngoạn mục cho tới khi nó bay. Nguyên mẫu của nó thậm chí còn không thể vượt qua Mach 1.0.

F-102 được cấu hình lại cuối cùng có thể đạt tốc độ Mach 1,22 nhưng chiếc máy bay không bao giờ đáp ứng được mong đợi thực sự. Cuối cùng, nó được thiết hoàn thành thành cấu hình mang lại thành công nhiều hơn: F-106 Delta Dart

F-35 Joint Strike Fighter

Chiến đấu cơ F-35B. Ảnh: f35.com

Lockheed Martin F-35 Joint Strike Fighter không hẳn là một chiếc máy bay tệ - tuy nhiên, nó lại không được như những gì mà nhà thiết kế hứa hẹn lúc đầu.

F-35 thể hiện tham vọng phát triển một khung máy bay có hể thay thế cho một nửa số máy bay chuyên dụng. Nhưng kết quả là "một nghề thì sống, đống nghề thì chết".

Hơn nữa, những yêu cầu với F-35 được đưa ra ở thời điểm khi mà các mối đe dọa trong tương lai chưa rõ ràng. Các yêu cầu được lập ra là để chiến đấu trong môi trường ít căng thẳng hơn so với mong đợi khi Liên Xô không sụp đổ. Nhưng giờ đây, với cuộc xung đột tại Syria hay Iraq, những đòi hỏi này là không đủ. Thêm vào đó còn có sự xuất hiện của Trung Quốc và các mối đe dọa từ chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập.

Kết quả, chiếc máy bay này không tương xứng với những thách thức đang nổi lên tại Thái Bình Dương.

Bảo Linh (theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news