Tin mới

5 khối thiên thạch lớn nhất từng rơi xuống Trái Đất

Thứ tư, 01/03/2017, 11:01 (GMT+7)

Hầu hết những tiểu hành tinh lao vào trái đất đều bốc cháy trong bầu khí quyển và được gọi là sao băng. Tuy nhiên vẫn có những khối lớn chạm tới mặt đất và trở thành thiên thạch.

Hầu hết những tiểu hành tinh lao vào trái đất đều bốc cháy trong bầu khí quyển và được gọi là sao băng. Tuy nhiên vẫn có những khối lớn chạm tới mặt đất và trở thành thiên thạch. 

[mecloud]kEVZGfnDqe[/mecloud]

1. El Chaco

Đây là thiên thạch lớn thứ hai trên Trái Đất. Nó có khối lượng gần gấp đôi Cape York, đồng thời chỉ là một mảnh vụn của nhóm tiểu hành tinh mang tên Campo del Cielo từng đâm xuống Trái Đất. Chúng tạo thành một nhóm hố thiên thạch trên diện tích 60 km2 tại Argentina.

El Chaco nặng 37 tấn và được tìm thấy ở độ sâu 5 m dưới mặt đất vào năm 1969. Tới năm 1990, một thợ săn thiên thạch có tên Robert Haag âm mưu đánh cắp El Chaco, nhưng đã bị phát hiện và bắt giữ. Một mảnh vụn khác được tìm thấy dưới lòng đất vào năm 2016 được cho là cùng nguồn gốc với El Chaco.

2. Hoba

Thiên thạch lớn nhất từng được tìm thấy trên Trái Đất là Hoba. Nó nằm tại Namibia và chưa bao giờ được con người di chuyển. Hoba nặng gần gấp đôi El Chaco với khối lượng tới 60 tấn.Hoba trở thành khối quặng sắt lớn nhất trong tự nhiên từng xuất hiện trên bề mặt Trái Đất.

Thiên thạch này được cho là đâm xuống mặt đất cách đây 80.000 năm và không hề di chuyển kể từ đó tới nay. Chưa ai có ý định đào nó khỏi mặt đất. Một giả thuyết cho rằng hình dạng của Hoba khiến nó nảy trên bề mặt Trái Đất, thay vì đâm thẳng xuống và tự chôn vào lòng đất.

3. Willamette

Đây là khối thiên thạch lớn nhất từng được tìm thấy ở Mỹ, có kích thước 7,8 m2 ở một mặt và nặng hơn 15,5 tấn. Thành phần chính của thiên thạch này là sắt và nickel, nó được Bảo tàng lịch sử tự nhiên Mỹ mua lại vào năm 1906, theo Science Alert.

Khối thiên thạch này được Ellis Hughes phát hiện vào năm 1902. Ông nhận thấy nó không chỉ là khối đá bình thường, sau đó dành ra 3 tháng để kéo tảng thiên thạch đi hơn 1,2 km khỏi vùng đất do công ty thép Oregon sở hữu. Tuy nhiên, nỗ lực bí mật này của Hughes bị phát hiện sau đó và ông buộc phải trao nó lại cho công ty thép.

4. Mbozi

Thiên thạch Mbozi được phát hiện ở Tanzania vào thập niên 1930. Nó dài 3 m và nặng khoảng 25 tấn, gần gấp đôi Willamette. Mbozi từng là khối đá thiêng của người dân Tanzania, họ gọi nó là "kimondo".

Không có hố va chạm nào ở nơi Mbozi được tìm thấy, có nghĩa là nó đã lăn như một khối đá sau khi va chạm với mặt đất. Nó được tìm thấy trong tình trạng chôn một phần dưới đất. Người dân đã đào phần đất xung quanh, tạo thành một cột đất bên dưới có tác dụng như chân đế.

5. Cape York

Cape York (tên khác: Agpalilik) là thiên thạch có kích thước lớn thứ 3 trong lịch sử, nó đâm xuống Trái Đất cách đây gần 10.000 năm.

Khối đá này được phát hiện vào năm 1993 ở Greenland và nặng gần 20 tấn.Thiên thạch này từng được người Inuit sử dụng làm nguồn cung cấp kim loại để chế tác công cụ và mũi lao săn cá voi. Hiện nó được trưng bày ở Bảo tàng địa lý của đại học Copenhagen, Đan Mạch.

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news