Tin mới

5 “ông lớn” đang thâu tóm ngành công nghiệp quốc phòng thế giới (P1)

Thứ năm, 27/08/2015, 17:35 (GMT+7)

Sau Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã chứng kiến một làn sóng hợp nhất mạnh mẽ.

Sau Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã chứng kiến một làn sóng hợp nhất mạnh mẽ.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp quốc phòng đã chứng kiến một làn sóng hợp nhất được khơi mào sau bài phát biểu của Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ khi ấy là ông William Perry. Trong bài phát biểu sau này được đăt tên là "The last supper", ông Perry đã đề xuất nhóm các nhà tư bản công nghiệp quốc phòng có số lượng công ty lớn nên giảm xuống một nửa, từ 15 xuống còn 7 hoặc 8.

Ông Perry, Bộ trưởng Quốc phòng Les Aspin và những người khác trong Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD)lập luận rằng ngành công nghiệp quốc phòng những năm 1980 quá lớn để duy trì ngân sách quốc phòng sau Chiến tranh Lạnh.

Bài phát biểu này cùng với những thay đổi liên quan trong Chính sách của Bộ Quốc phòng đã làm thay đổi tính chất phức tạp của ngành công nghiệp quân sự Mỹ.

5 năm sau đó, nước Mỹ đã chứng kiến những vụ sáp nhập và mua lại của các công ty quốc phòng từng là đối thủ cạnh tranh của nhau. Điều này làm giảm cơ sở hạ tầng, nhà xưởng nhưng cho phép các công ty nắm bắt được tài sản trí tuệ, kiến thức ngầm và các mối quan hệ xã hội của các công ty đối thủ.

Dưới đây là danh sách 5 công ty quốc phòng hàng đầu thế giới. Nói cách khác thì đây chính là những nạn nhân của làn sóng hợp nhất những năm 1990. Những công ty này hầu hết của Mỹ. Họ đã sống sót bằng việc thâu tóm, phá hủy sự cạnh tranh lỗi thời.

Không quân Mỹ

Lockheed Martin

Không ai ngạc nhiên khi Lockheed Martin đứng đầu trong danh sách này. Trong thập kỷ qua, Lockheed Martin nổi lên và lọt top những công ty quốc phòng hàng đầu với tổng doanh số bán hàng hơn 40 triệu USD/năm và hơn 120.000 nhân viên. LockMart (tên thường gọi) đã chạm tay tới hầu hết mọi ngóc ngách của thị trường quốc phòng toàn cầu.

Tiền thân của Lockheed hiện đại tồn tại từ năm 1926 (có một số tiền thân từng tồn tại trong Thế chiến I) và đã sớm đi sâu vào thị trường máy bay giữa 2 cuộc chiến.

Sự đóng góp đáng nhớ nhất của Lockheed cho Thế chiến II là P-38 Lightning mặc dù công ty này cũng sản xuất cả máy bay ném bom và máy bay tấn công cho nhiều khách hàng.

LockMart được hình thành từ sự kết hợp của Lockheed và Martin Marietta vào năm 1995. Martin Marietta (do Martin và Marietta kết hợp năm 1961) đã sản xuất các trang thiết bị quân sự từ Thế chiến II, trong đó có máy bay ném bom B-26 Marauder và nhiều rocket, tên lửa cho Không quân, Lục quân và NASA.

Lockheed đã tồn tại sau làn sóng hợp nhất thời hậu chiến, và tập trung vào lĩnh vực hàng không. Các máy bay trong Chiến tranh Lạnh bao gồm

C-130, C-141, C-5, F-104 và F-117. Tuy nhiên, vụ giải ngân quốc phòng những năm 1970 là thảm họa đối với Lockheed bởi họ đã mất nhiều hợp đồng lớn và trải qua một vụ bê bối hối lộ.

Lockheed đã sống sót nhờ vào sự hỗ trợ của chính phủ, sự bền bỉ của một vài sản phẩm mũi nhọn và giành chiến thắng trong cuộc thi "Chiến đấu cơ Chiến lược tiên tiến".

Cho tới thời gian gần đây, Lockheed đã sản xuất được  F-22 Raptor và đang tiếp tục sản xuất F-35 Joint Strike Fighter cũng như một loạt máy bay thế mạnh của mình. LockMart cũng sản xuất 1 trong 2 biến thể của tàu chiến duyên hải.

Boeing

Trong một thời gian rất dài, Boeing được nổi tiếng với các máy bay ném bom. Được thành lập tại Tây bắc Thái Bình Dương trong Thế chiến I, công ty ban đầu tập trung vào thủy phi cơ.

Trong Thế chiến II, Boeing chịu trách nhiệm sản xuất máy bay ném bom B-17 Flying Fortress và B-29 Superfortress, trụ cột trong chiến dịch ném bom chống lại Đức và Nhật Bản.

Trong thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh, Boeing phát triển máy bay ném bom B-47 Stratojet và B-52 Stratofortress.

Doanh nghiệp chịu tổn thất vào đầu những năm 1970 nhưng lại thu được lợi nhuận lớn trong lĩnh vực hàng không dân sự.

Ngày nay, doanh số bán hàng của Boeing lên đến hơn 30 triệu USD/năm chỉ riêng các hợp đồng quân sự. Tính cả các dòng chiến đấu cơ thu được thông qua việc sáp nhập với McDonnell Douglas, giờ đây, máy bay của Boeing được nhiều lực lượng không quân trên thế giới sử dụng.

Vào năm 2011, Boeing đã giành được hợp đồng béo bở để xây dựng phi đội máy bay tiếp dầu cho Không lực Mỹ.

Với việc mua lại các bộ phận quân sự của Rockwell, Boeing hiện đang kế thừa nhiều máy bay quân sự nhất trong lịch sử nước Mỹ, gồm tiêm kích P-51 Mustang,  F-86 Sabre và máy bay ném bom B-1B Lancer. Vụ sáp nhập gần đây nhất với McDonnell Douglas như đã nói ở trên giúp Boeing kiểm sát được  2 chiến đấu cơ là F-15 Eagle và F / A-18 Hornet.

Bảo Linh (theo National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news