Tin mới

5 “ông lớn” đang thâu tóm ngành công nghiệp quốc phòng thế giới (P2)

Thứ sáu, 28/08/2015, 08:41 (GMT+7)

Sau Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã chứng kiến một làn sóng hợp nhất mạnh mẽ.

Sau Chiến tranh Lạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã chứng kiến một làn sóng hợp nhất mạnh mẽ.

BAE

BAE chính thức ra đời năm 1999 sau vụ hợp nhất giữa Marconi Electronic Systems và British Aerospace. Thế nhưng dòng dõi của công ty này còn lâu đời hơn thế. Nó là hiện thân của gần như tất cả các công ty quốc phòng của Anh trong thế kỷ 20, bao gồm Vickers, Yarrow, Supermarine, BAC, de Havilland và Marconi.

Do vị trí đặc quyền của mình, BAE có quan hệ độc nhất vô nhị trong mối liên hệ với thị trường châu Âu và Mỹ. Cũng như Lockheed Martin, BAE có lợi ích trong hầu hết các khía cạnh của thị trường quốc phòng toàn cầu. Daonh thu tổng cộng của BAE là gần 30 triệu USD/năm và sở hữu gần 100.000 nhân viên.

BAE đóng vai trò lớn trong việc sản xuất chiến đấu cơ đa nhiệm Eurofighter Typhoon và F-35 Joint Strike Fighter.

Công ty này cũng sản xuất phương tiện chiến đấu Bradley và tăng Challenger II cùng với các trang thiết bị mặt đất khác.

Cuối cùng, BAE sản xuất hầu hết các tàu chiến cho Hải quân Hoàng gia Anh như tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Astute, tàu khu trục phòng không Type 45D và 2 tàu sân bay lớp Queen Elizabeth.

General Dynamics

General Dynamics được thành lập từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ công ty Holland Torpedo Boat, sau đó thành Electric Boat của Hà Lan. Ban đầu, tập đoàn này tập trung vào sản xuất tàu ngầm và các tàu nhỏ.

Sau khi phục vụ quốc gia (và một loạt các khách hàng nước ngoài) với vai trò một nhà sản xuất trang thiết bị hải quân, Electric Boat chuyển sang lĩnh vực hàng không vào những năm 1940 và 1950 khi mua lại  Canadair và Convair.

Vào năm 1952, Electric Boat đổi tên thành General Dynamics và tiếp quản dự án sản xuất máy bay ném bom B-36 Peacemaker, B-58 Hustler, tiêm kích F-102 Delta Dagger và the F-106 Delta Dart.

Tiêm kích F-102

General Dynamics có tổng Doanh thu 20 triệu USD/năm và sở hữu trên 90.000 nhân viên.

Công ty cũng tiếp tục sản xuất tàu ngầm, là nhà thầu chính của tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia. Ngoài ra, General Dynamics còn sản xuất cả tàu khu trục lớp Arleigh Burke và Zumwalt, đồng thời đang xây dựng một trong hai biến thể của tàu chiến duyên hải.

Raytheon

Không giống hầu hết các công ty khách trong danh sách này, Raytheon tập trung vào kinh doanh linh kiện chứ không phải những hệ thống đã hoàn thiện.

Raytheon được thành lập vào năm 1922, tiền thân là công ty American Appliance Company, đổi tên vào năm 1925 và thời gian đầu tập trung sản xuất các ống chân không.

Trong Thế chiến II, Raytheon trở thành nhà sản xuất radar lớn. Cho đến nay, họ vẫn chiếm ưu thế trong lĩnh vực này.

Trong Chiến tranh Lạnh, Raytheon chuyển sang sản xuất tên lửa và trở thành một trong những nhà cung cấp tên lửa chính cho quân đội Mỹ (chưa kể đến một loạt các đối tác quốc tế khác). Raytheon đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa từ những năm 1980.

Raytheon đóng vai trò "trinh sát" cốt lõi trong tổ hợp trinh sát - tấn công mặc dù tên lửa Tomahawk của họ rõ ràng đóng vai trò tấn công rất lớn. Các sản phẩm của Raytheon đang phục vụ trong hệ thống tuyến đàu của hầu hết quân đội các nước châu Âu và châu Á, mang lại doanh thu trên 20 tỷ USD/năm cho doanh nghiệp.

Bảo Linh (theo National Interest) 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news