Tin mới

5 sai lầm khi uống nước hầu như ai cũng phạm phải

Thứ sáu, 16/10/2020, 10:05 (GMT+7)

Hơn 70% cơ thể người là nước, do đó, việc uống nước để các cơ quan bên trong hoạt động tốt là rất quan trọng. Nếu uống nước sai cách, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề như đau đầu, đau gối, tiêu hóa yếu, các vấn đề về da, rụng tóc, lười biếng, các vấn đề về tim và thận...

Hơn 90% người uống nước sai cách và đang gây hại cho cơ thể một cách vô thức. Nước rất cần thiết cho cơ thể. Không có nước, chúng ta không thể sử dụng các chất dinh dưỡng được hấp thụ từ thức ăn. Nước rất quan trọng cho cơ thể nhưng không có nghĩa là bất cứ khi nào muốn, chúng ta có thể uống nước.

Dưới đây là 5 sai lầm mà rất nhiều người phạm phải khi uống nước:

Uống nước khi đứng

Giữa một xã hội lúc nào cũng vội vã như hiện nay, vấn đề chính của chúng ta là uống nước khi đứng, khi đi bộ hay thậm chí là khi chạy. Trong hoàn cảnh này, thận của chúng ta không thể lọc nước đúng cách.

Uống nước khi đứng, đi bộ và chạy có thể khiến nước tích tụ ở đầu gối và các bộ phận khác trong cơ thể, biến điều này trở thành nguyên nhân gây viêm khớp gối. Do đó, chúng ta cần ngồi xuống và nhâm nhi nước từ từ.

>> Xem thêm: Uống nước lọc quanh năm, một người phục vụ bất ngờ thu được số tiền khủng

Uống quá nhiều nước

Nhiều nước hơn có nghĩa là nhiều lợi ích hơn. Điều quan trọng là phải đáp ứng nhu cầu nước trong cơ thể chúng ta, nhưng uống tới mức dư thừa nước lại là điều xấu. Quá nhiều nước sẽ làm loãng chất điện giải và các khoáng chất khác trong cơ thể. Nhiệm vụ của natri là duy trì nồng độ nước bên trong tế bào và môi trường xung quanh tế bào.

Nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của cơ thể và có thể xâm nhập từ máu vào tế bào, là nguyên nhân gây viêm. Nếu chúng ta nói về tế bào não, điều này thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Uống nước không đúng cách gây hại cho cơ thể rất nhiều. Ảnh: busybuildingempire

Uống nước lạnh

Một trong những sai lầm phổ biến khác khi uống nước đó là uống nước lạnh. Nếu bạn có thói quen này thì hãy ngừng nay lại nhé. Uống nước lạnh không chỉ gây đau họng mà còn dẫn đến nhiều vấn đề khác, ảnh hưởng không tốt đến chức năng của dạ dày. Nước lạnh tăng cường chất béo trong dạ dày, do đó, dạ dày không thể thiêu hóa được chất béo có trong thực phẩm.

Một tác dụng phụ khác của uống nước lạnh là đau đâu gối. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy nước lạnh làm giảm nhịp tim. Điều quan trọng là mỗi người nên sử dụng nước ở nhiệt độ phòng (20-25 độ C), ấm hơn một chút càng tốt.

Uống nước ừng ực rất nhanh

Thay vì nhấp từng ngụm nhỏ, có nhiều người lại quen uống nước ừng ực do cuộc sống hiện tại luôn vội vã. Có vẻ khó tin nhưng cách nước đi vào cơ thể sẽ làm gia tăng những vấn đề khác ở bên trong.

Khi chúng ta uống nước rất nhanh, cơ thể không kịp tiếp nhận và sẽ đào thải lượng nước này ra khỏi cơ thể rất sớm. Do đó, nó sẽ có tác dụng ngược lại trong cơ thể.

Dạ dày của chúng ta có tính axit trong khi nước bọt trong miệng lại có tính ba-zơ. Chức năng của nước bọt là cân bằng nồng độ axit trong dạ dày. Khi chúng ta uống một lượng nước lớn cùng lúc, nước bọt hòa vào nước sẽ ít hơn, lúc này, môi trường trong dạ dày vẫn là axit. Môi trường axit gây đầy hơi, khó tiêu và thậm chí là nguyên nhân gây béo phì bởi dạ dày không tiêu hóa và đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Tốt nhất, ta nên uống nước từ từ, theo từng ngụm nhỏ.

>> Xem thêm: 5 điều cấm kỵ khi uống nước mía: Phụ nữ có thai phải đặc biệt lưu ý

Uống nước ngay trước và sau khi ăn

Có thể việc uống nước sau khi ăn khiến bạn thỏa mãn hơn nhưng đây lại là điều rất nguy hiểm đối với cơ thể. Khi ăn, nhiệt độ cơ thể tăng lên để tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Việc uống nước ngay sau khi ăn sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Nước làm giảm nhiệt độ dạ dày, làm loãng dịch vị. Do đó, thức ăn không được tiêu hóa đúng cách và sẽ bị hỏng ngay trong bụng. Khi thức ăn bị hư trong dạ dày, tức là cơ thể không hấp thụ được năng lượng và chất dinh dưỡng.

Vì lý do trên mà đôi khi bạn nghe mọi người nói rằng tôi ăn uống điều độ nhưng không đạt được kết quả tốt. Lý do là vì bạn uống nước trước và sau khi ăn.

Uống nước lúc nào là tốt nhất?

Khi bạn cảm thấy khát, bạn nên uống nước. Nếu bạn uống nước vào buổi sáng, hãy uống thật chậm và uống trước khi đánh răng. Nước bọt là thứ rất quan trọng, nên uống nước lúc này sẽ giúp nước trộn với các thành phần có trong nước bọt, cung cấp năng lượng cho dạ dày, làm giảm độ axit của dạ dày.

Không bao giờ uống nước trong bữa ăn. Hãy chờ 30 phút trước khi ăn và 1 giờ 30 phút sau ăn hãy uống nước. Sau thời gian này, uống nước tùy vào nhu cầu của bạn.

Chúng ta nên uống bao nhiêu nước trong ngày? Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, công suất làm việc và thời tiết. Chúng ta có thể lấy nước từ các loại rau, củ, quả khá nhau.

Không nên xác định lượng nước cố định cho mỗi người, nhưng chúng ta có thể đo đếm được bằng phản ứng của cơ thể. Trung bình bạn uống 2,5 - 3 lít nước/ngày là đủ. Nước tiểu màu vàng, da khô, mức năng lượng thấp và khó thở cho thấy cơ thể đang bị thiếu nước.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news