Tin mới

5 vũ khí Nga khiến cả thế giới khao khát (phần 2)

Chủ nhật, 27/12/2015, 19:22 (GMT+7)

Xuất khẩu vũ khí của Nga không chỉ lấy lại thị trường cũ mà còn vươn tới những thị trường mới.

Xuất khẩu vũ khí của Nga không chỉ lấy lại thị trường cũ mà còn vươn tới những thị trường mới.

Như ở phần 1, tờ Russia Beyond The Headlines dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), số lượng các công ty Nga lọt Top 100 đã tăng từ 9 lên 11, chiếm 10,2% tổng số Top 100 công ty bán vũ khí hàng đầu năm 2014.

"Các công ty Nga đang cưỡi sóng trong việc tăng chi tiêu và xuất khẩu mặt hàng quân sự quốc gia. Hiện nay có 11 công ty Nga lọt Top 100 và tổng tăng trưởng Doanh thu của họ từ 2013-2014 là 48,4%", Nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI Siemon Wezeman nói.

Xem chi tiết phần 1 tại đây.

Dưới đây là 3 trong số 5 loại vũ khí của Nga khiến cả thế giới khao khát có được.

Chiến đấu cơ đa nhiệm MiG-35

Chiến đấu cơ đa nhiệm MiG-35. Ảnh: migavia.ru

MiG-35 có thể sẽ bay trong không phận Ai Cập. Moscow và Cairo được báo cáo là đang bàn về hợp đồng trị giá 2 tỷ USD để cung cấp từ 46-62 máy bay MiG tiên tiến cho quốc gia quan trọng chiến lược này.

Máy bay MiG mới - lần đầu được giới thiệu tại triển lãm hàng không 2007 ở Bangalore, Ấn Độ - được thiết kế như một chiến đấu cơ đa nhiệm, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trên không cũng như tấn công chính xác các mục tiêu trên mặt đất ở bất cứ điều kiện thời tiết nào. Phiên bản xuất khẩu sẽ được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) Zhuk-AE và tương thích với các hệ thống vũ khí của cả Nga lẫn phương Tây.

Trong khi những người phản đối thì nói rằng MiG-35 chỉ là một chiếc MiG-29 trong lớp vỏ mới, thực tế, MiG-35 là một máy bay được cải tiến rất nhiều. Nó lớn hơn 30% và được phân loại là chiến đấu cơ thế hệ 4++.

Thêm nữa, nó không khác gì đứa con riêng của quân đội Nga. Theo Tư lệnh Không quân Nga, Tướng Alexander Zelin, cho tới khi máy bay tàng hình PAK-FA được giới thiệu, quân đội Nga sẽ sử dụng chiến đấu cơ đa nhiệm MiG-35D mới để đối đầu với máy bay tàng hình mới nhất của Mỹ F-35.

Nếu việc bán hàng được thông qua, nó sẽ trở thành sự kiện có ý nghĩa chiến lược bởi việc này sẽ đánh dấu sự trở lại trung tâm Trung Đông của Nga sau 40 năm vắng bóng ngoại giao.

Khi MiG-35 được cung cấp cho Ấn Độ, vấn đề chính với loại máy bay này là thiếu sự hỗ trợ nhà nước cho chương trình. Đây giống như một rào cản trong việc đảm bảo các đơn hàng nước ngoài.

Vấn đề thứ hai là bảo trì. Khoảng thời gian giữa các lần đại tu động cơ phải ít nhất 2.000 giờ và toàn bộ vòng đời là 4.000 giờ nhưng RD-33 không đáp ứng được các tham số, một nguồn tin nói với Kommersant. Cả 2 vấn đề đều được sắp xếp và máy bay đã sẵn sàng cất cánh.

Serbia là một nước khác cũng đã ký hợp đồng để mua loại máy bay này.

Các trực thăng tấn công

Trực thăng chiến đấu Mi-35 của Nga. Ảnh: Wikipedia

Sikorsky, người phát minh ra trực thăng sinh ra tại Nga nên không có gì đáng ngạc nhiên khi trực thăng Nga được các lực lượng vũ trang trên khắp thế giới yêu thích.

Iraq, một khác hàng lớn của Nga đã nhận được chiếc trực thăng chiến đấu Mi-35 đầu tiên trong 4 chiếc từ Nga vào cuối năm 2013. Iraq cũng bắt đầu trả tiền cho 30 chiếc trực thăng tấn công Mi-28 và 50 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Pantsir S1.

Các hợp đồng mà Iraq đạt được đã bất chấp thực tế Baghdad đang phụ thuộc mạnh mẽ vào Mỹ. Trong thực tế, một hợp đồng mua máy bay đánhchặn MiG-29 đã bị hủy, có lẽ do áp lực từ Mỹ.

Ai Cập cũng đã ký hợp đồng với nhà cung cấp vũ khí Rosoboronexpoxt của Nga hợp đồng mua 50 trực thăng chiến đấu Kamov Ka-52 Aligator. Một số trực thăng của Ai Cập là phiên bản trên biển của Ka-52K Katran cũng đã được tiết lộ hồi đầu năm nay.

Saudi Arabia được cho là đang tài trợ cho các hợp đồng mua vũ khí của Ai Cập.

Siêu tăng T-90

Siêu tăng T-90. Ảnh: foxtrotalpha.jalopnik

T-90 được biết đến với tên goi "Xe tăng bay" với 1 lý do. Không phải nghĩa đen là nó bay được mà vì nó nhẹ hơn so với bất cứ loại xe tăng nào của phương Tây. Đồng thời, áo giáp của nó đủ dày để phá hủy những tên lửa chống tăng khi tiếp xúc. T-90 được trang bị pháo nòng trơn 125 mm, có thể bắn tên lửa dẫn đường và đạn chống tăng.

Nga hiện đang là người dùng chính. Khách hàng nước ngoài lớn nhất là Quân đội Ấn Độ. Nước này đã lên kế hoạch mua hơn 1.600 xe tăng này. Nó có thể hoạt động giữa cát bụi nóng bỏng của sa mạc Rajasthan. Các khách hàng khác gồm Algeria (đã có hơn 305 chiếc và muốn có thêm 200 chiếc nữa), Uganda, Syria, Azerbaijan và Turkmenistan. Các khách hàng tiềm năng gồm Cyprus, Peru, Venezuela và Việt Nam.

Xu hướng tương lai

Theo truyền thống, những người mua vũ khí của Nga là các nước phản đối phương Tây. Trung Quốc, Ấn Độ và các nước đang phát triển khác phù hợp với điều này. Gần đây, hiệu quả của các vũ khí Nga khiến một số khác hàng trung thành với vũ khí phương Tây đang hướng về Moscow.

Một vài khách hàng trong số này có các quốc gia vùng Vịnh giàu có. Các nước như Saudi Arabia và Kuwait không chỉ đang trải qua quá trình hiện đại hóa, mà còn trang bị lại để chống lại các cuộc nổi dậy tại quê nhà và các quốc gia lân cận. Hầu hết các vũ khí - như tên lửa Patriot - mà họ mua được từ Mỹ đều trở nên vô dụng hoàn toàn trong các cuộc chiến không thông thường.

Ví dụ, Saudi Arabia đã bày tỏ sự quan tâm tới vũ khí Nga nhằm đạt được một số ảnh hưởng đối với các thỏa thuận giữa Moscow và Iran. Đồng thời, Saudi cũng đang chiến đấu chống lại các đội du kích tại Yemen và các thiết bị mà họ cần là máy bay không người lái, máy bay tấn công mặt đất và máy bay vận tải. Đây là những lĩnh vực mới mà các công ty quốc phòng của Moscow cần xem xét.

Bảo Linh (theo RBTH)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news