Tin mới

51 năm nhìn lại kỳ án Tổng thống Mỹ Kennedy bị ám sát

Thứ hai, 17/11/2014, 09:30 (GMT+7)

Ngày 22/11/1963, John F. Kennedy, Tổng thống thứ 35 của nước Mỹ cùng vợ là Đệ nhất phu nhân Jacqueline tới thành phố Dallas ở bang Texas để vận động cho chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo. Không ai ngờ rằng, đó cũng là chuyến đi cuối cùng của ông sau.

Ngày 22/11/1963, John F. Kennedy, Tổng thống thứ 35 của nước Mỹ cùng vợ là Đệ nhất phu nhân Jacqueline tới thành phố Dallas ở bang Texas để vận động cho chiến dịch tranh cử nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo. Không ai ngờ rằng, đó cũng là chuyến đi cuối cùng của ông sau.

51 năm trôi qua kể từ khi Tổng thống Kennedy bị ám sát trong một vụ kỳ án vẫn còn để lại nhiều dấu hỏi, người dân Mỹ vẫn luôn tưởng nhớ và tiếc nuối cho vị Tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử quốc gia này.

Tổng thống John F. Kennedy và phu nhân Jacqueline Bouvier Kennedy đáp máy bay tại Love Field ở Dallas, bang Texas ngày 22/11/1963 

Vào khoảng 11h45 sáng ngày 22/11/1963, vợ chồng Tổng thống cùng Thống đốc bang Texas, John B. Connally Jr. quyết định sử dụng chiếc xe limousine không mui để thực hiện chuyến đi dài 16 km quanh thành phố Dallas. Người dân đứng tập trung dọc theo các tuyến đường để chào đón, khi đoàn xe chở Kennedy hướng về trung tâm thành phố. Tổng thống Kennedy và phu nhân cười tươi với người dân đứng xung quanh đường chào đón họ

Đoàn xe của Tổng thống Kennedy đi trên phố Main Street, sắp đến gần Dealay Plaza

Tổng thống Kennedy trúng phát đạn của tay súng khi đoàn xe chở ông đi quanh Dallas lúc 12h30 ngày 22/11/1963. Phu nhân Jacqueline ngồi kế bên ông, còn Thống đốc bang Texas, John Connally, ngồi ở hàng ghế trước. Tổng thống đổ gục trong vòng tay phu nhân. Đệ nhất phu nhân ôm chặt chồng, cố gắng cứu sống ông

Mật vụ Clinton Hill nhảy lên xe. Chiếc limousine chở tổng thống phóng về phía bệnh viện chỉ vài giây sau khi ba phát súng nổ. Hai viên trúng vào Kennedy còn một viên trúng Connally. Mật vụ Hill xoài người trên đuôi xe, sau đó dùng thân mình cố gắng che chắn cho Tổng thống và phu nhân. Theo lời kể lại của Clinton Hill, phu nhân khi đó ôm chặt đầu Tổng thống vì không muốn những người khác nhìn thấy ông trong bộ dạng đó

Những người dân có mặt ngã sóng xoài xuống bãi cỏ ngay sau khi xảy ra vụ xả súng để tránh bị thương bởi "đạn lạc"

Các nhiếp ảnh gia chạy ngay sau vụ xả súng để ghi lại những hình ảnh về vụ ám sát gây chấn động này

Góc nhìn từ cửa sổ tầng 6 tại thư viện Texas School Book Depository ở Dallas, nơi thủ phạm đã thực hiện vụ ám sát ông Kennedy. Bức ảnh này được chụp khoảng một tiếng ngay sau vụ nổ súng

Chỉ 10 phút sau khi vụ ám sát xảy ra, CBS là kênh truyền hình đầu tiên của Mỹ đưa tin tổng thống Kennedy bị bắn. Khi đó, bộ phim "As The World Turns" đang được chiếu, nhưng đã bị cắt ngang để dành chỗ cho bản tin về vụ ám sát.

"Tổng thống Kennedy đã trúng ba viên đạn khi đang cùng đoàn xe đi vào trung tâm thành phố Dallas. Bà Jacqueline ôm lấy tổng thống, thốt lên 'Ôi không'. Xe hộ tống nhanh chóng tăng tốc. United Press cho biết đó có thể là vết thương chí mạng với tổng thống. Xin nhắc lại, tổng thống Kennedy đã bị bắn bởi một sát thủ khi ông ở Dallas, Texas", bản tin của CBS cho biết. 

Hurchel Jacks, tài xế của phó tổng thống Johnson, lắng nghe bản tin trên radio của xe phía ngoài phòng cấp cứu của bệnh viện Parkland. Sau vụ ám sát, Jacks chuyển hướng xe chở phó tổng thống tới nơi an toàn. Đài phát thanh ABC đưa bản tin toàn quốc đầu tiên về việc có những phát súng nã vào đoàn xe tổng thống

Vào khoảng 1 giờ chiều, Bác sĩ Tom Shires giải thích với báo giới về vết thương của tổng thống. Có 4 bác sĩ làm việc trong phòng cấp cứu Kennedy

Nhà báo, biên tập viên truyền hình Walter Cronkite tháo kính và chuẩn bị thông báo về cái chết của Kennedy. CBS là kênh đầu tiên phát bản tin truyền hình toàn quốc về vụ ám sát

Vào khoảng hai giờ chiều, Jacqueline Kennedy rời bệnh viện Parkland cùng thi thể chồng. Bà ngồi sau xe cùng quan tài bằng đồng

Xe chở thi hài Kennedy rời bệnh viện Parkland, trên đường ra sân bay

Rất nhiều người dân Mỹ đã không cầm được nước mắt khi biết Tổng thống Kennedy qua đời vào 13h cùng ngày do vết thương quá nặng

Ông Lyndon B. Johnson tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ, kế nhiệm ông Kennedy, ngay trong chiếc Không lực 1, chuyên cơ dành cho tổng thống đậu ở Dallas vào chiều 22/11. Ông được Thẩm phán Liên bang Mỹ Sarah T. Hughes làm lễ tuyên thệ, với sự hiện diện của vợ cố tổng thống, bà Jacqueline Kennedy

Phu nhân Jacqueline mặc bộ đồ còn nguyên những vết máu vấy từ thi thể chồng, nắm tay anh là Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy. Trong khi đó, lực lượng an ninh nhấc quan tài đặt thi thể ông Kennedy từ một xe cứu thương. Lúc này, đoàn người đã đến căn cứ không quân Andrews gần Washington

Đoàn xe ngựa chở quan tài đặt thi hài Tổng thống Kennedy vào ngày 24/11 để người dân viếng thăm lần cuối

Quan tài của ông Kennedy được bao bọc bằng quốc kỳ Mỹ tại trụ sở quốc hội ngày 24/11

Phu nhân Jacqueline hôn lên quan tài đặt thi thể chồng, kế bên là người con gái Caroline. Tang lễ quốc gia được tổ chức với sự tham dự của đại diện từ hơn 90 nước

Tổng thống Kennedy được chôn cất tại Nghĩa trang quốc gia Arlington, bang Virginia. Khoảng một  triệu người xếp hàng dọc các con đường linh cữu đi qua, từ Điện Capitol trở về Nhà Trắng, rồi tới Nhà thờ St. Matthew's và cuối cùng là Nghĩa trang Quốc gia Arlington.

Ngày 24/11, Lee Harvey Oswald, thủ phạm ám sát ông Kennedy, bị Jack Ruby, một chủ hộp đêm, bắn khi Oswald đang chuyển trại giam. Xung quanh Oswald là những cảnh sát mặc thường phục

Cảnh sát chở Lee Harvey Oswald tới bệnh viện trên cáng, nhưng y không qua khỏi do viên đạn ghim trúng bụng. Ruby bị kết tội giết người và nhận án tử hình, nhưng ông kháng cáo. Tháng 1/1967, Ruby qua đời vì ung thư trong khi đang chờ toà án xét lại

Phu nhân Jacqueline cùng con gái Caroline và con trai JFK Jr. viếng quan tài ông Kennedy ngày 25/11 trước khi chôn cất cố Tổng thống

Tổng thống Barack Obama yêu cầu hạ cờ tại Nhà Trắng vào ngày 22/11/2013 để tưởng niệm 50 năm vụ ám sát Tổng thống Kennedy xảy ra

Kennedy là một vị Tổng thống được lòng dân, nhưng không phải là tất cả. Các Chính sách tiến bộ về những vấn đề trong nước và khát vọng trở thành sứ giả hòa bình thế giới của ông đã khiến nhiều kẻ "phật ý". Cái chết của ông tồn tại quá nhiều điểm hoài nghi.

Các nhà điều tra đã đặt ra hàng chục giả thuyết về kẻ thực sự đứng đằng sau âm mưu sát hại Kennedy. Người Mỹ không tin rằng, một mình Oswald lại có thể hạ sát tổng thống của họ. 

Nhiều người tin rằng, cái chết của Kennedy liên quan tới quyết định của ông trong sự kiện Vịnh con Heo. Năm 1961, chính quyền Kennedy đã đồng ý giúp đỡ những người Cuba sống lưu vong trong việc lật đổ Chủ tịch Fidel Castro nhưng đến phút cuối, ông lại rút lực lượng yểm trợ về và từ chối giúp đỡ khiến họ thảm bại.

Việc đẩy mạnh cải cách cũng như ủng hộ Bộ trưởng Bộ Tư pháp Robert Kennedy trong việc thanh trừng các băng nhóm tội phạm có tổ chức cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới vụ ám sát. 

Mặt khác, nhiều ý kiến tán đồng với giả thuyết vụ ám sát Kennedy là do một hoặc một vài cơ quan nào đó của chính phủ như Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) hay Cục dự trữ Liên bang (FED) gây ra. Động cơ có thể xuất phát từ những thay đổi của Tổng thống nhằm hạn chế quyền lực của các cơ quan này.

Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson là người đạt được nhiều quyền lợi nhất từ cái chết của Tổng thống Kennedy. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Johnson sẽ lên làm tổng thống. Mối quan hệ giữa hai người cũng không mấy tốt đẹp. Trên thực tế, Kennedy đã định bãi nhiệm Johnson.

Năm 2013, Vincent Bugliosi, một luật sư, đã ước tính rằng, 42 nhóm, 82 sát thủ và 213 cá nhân đã bị buộc tội trong hàng chục thuyết âm mưu về vụ ám sát Kennedy.

 

Theo Yên Yên (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news