Tin mới

6 phát kiến của người cổ đại vượt quá tầm kiến thức khoa học hiện đại ngày nay

Thứ tư, 21/03/2018, 10:07 (GMT+7)

Nhiều thành tựu sáng tao của người cổ đại cách đây hàng năm đã bị thất ttruyền, biến mất từ lâu.

Nhiều thành tựu sáng tao của người cổ đại cách đây hàng năm đã bị thất ttruyền, biến mất từ lâu.

Viêc khám phá và lý giải vì sao người cổ đại làm được như vậy luôn là thách thức lớn cho khoa học hiện đại.

Sau đây là 6 vật dụng của người bị thất truyền, vượt quá tầm kiến thức khoa học hiện đại.

1. Lửa Hy Lạp – vũ khí hóa học bí ẩn

6 phát kiến của người cổ đại vượt quá tầm kiến thức khoa học hiện đại ngày nay - Ảnh 1.

Tàu chiến dùng lửa Hy Lạp.

Người Byzantine hồi thế kỷ 7 và 12 đã ném chất bí ẩn vào kẻ thù trong trận hải chiến. Chất lỏng này được bắn xuyên qua đường ống, cháy trong nước và chỉ có thể dập bằng dấm, cát và nước tiểu.

Chúng ta vẫn không biết loại vũ khí hóa học được gọi là Ngọn lửa Hy Lạp, được làm bằng chất gì. Người Byzantine giữ kín bí quyết điều chế, chỉ một số ít người biết bí mật nên đã bị thất truyền.

2. Thủy tinh dẻo quý giá

Người cổ đại đã sáng tạo ra thủy tinh linh hoạt, nhưng không đủ bằng chứng rõ ràng để khẳng định. Câu chuyện sáng chế ra nó được ông Petronius – cận thần của vua, kể lại lần đầu tiên vào năm 63 sau CN.

Ông đã viết về người sản xuất thủy tinh đã tặng hoàng đế Tiberius (trị vì năm 14-37 sau CN) lọ thủy tinh. Chiếc lọ được truyền tay qua lại, người sản xuất thủy tinh ném nó xuống sàn nhà.

Nó không bị vỡ; chỉ bị rúm lại. Người sản xuất thủy tinh đã đập nó trở lại hình dạng ban đầu. Lo sợ kim loại quý bị mất giá, vua Tiberius ra lệnh chặt đầu người sản xuất thủy tinh nên bị thất truyền bí quyết chế tác.

Ông Pliny (năm 79 sau CN) cũng kể câu chuyện này. Ông nói rằng câu chuyện được kể không hoàn toàn đúng. Phiên bản câu chuyện sau đó vài trăm năm như sau: Dio Cassius đã coi người sản xuất thủy tinh là phù thủy. Khi ném cái bình xuống sàn nhà, nó bị vỡ. Người sản xuất thủy tinh đã định hình lại nó bằng tay trần.

Năm 2012, công ty sản xuất thủy tinh Corning đã giới thiệu "thủy tinh Willow Glass" linh hoạt. Thủy tinh chịu nhiệt và mềm dẻo, cuộn lại được, nên được chứng minh là thích hợp để chế tạo tấm pin mặt trời.

Nếu đúng người La Mã đã chế tạo ra thủy tinh mềm dẻo thì họ đã đi trước thời đại cả ngàn năm.

3. Thuốc giải mọi chất độc

6 phát kiến của người cổ đại vượt quá tầm kiến thức khoa học hiện đại ngày nay - Ảnh 2.

Tượng vua Mithridates.

Vua Mithridates VI của Pontus (cai trị 120-63 trước CN) đã điều chế ra "thuốc giải độc vạn năng" chống lại tất cả các chất độc và bác sĩ riêng của vua Nero.

Adrienne Mayor, nhà sử học của Đại học Stanford giải thích, công thức ban đầu đã bị mất đi, Adrienne Mayor, trong một bài báo năm 2008, có tiêu đề "Lửa Hy Lạp, mũi tên độc & bom bọ cạp, chiến tranh sinh học và hoá học trong thế giới cổ đại".

Trong đó gồm các thành phần: thuốc phiện, rắn độc cắt nhỏ và kết hợp liều nhỏ thuốc độc và giải độc.

Chất quý giá này gọi là Mithridatium, được đặt tên cho vua Mithridates VI.

Ông Adrienne Mayor lưu ý rằng Serguei Popov, nhà nghiên cứu vũ khí sinh học hàng đầu trong chương trình Biopreparat khổng lồ của Liên Xô trốn sang Mỹ vào năm 1992, đã cố gắng tạo ra chất Mithridatium hiện đại.

4. Vũ khí tia nhiệt

6 phát kiến của người cổ đại vượt quá tầm kiến thức khoa học hiện đại ngày nay - Ảnh 3.

Hình minh họa vũ khí tia nhiệt phản chiếu nắng mặt trời vào tàu chiến của đối phương.

Nhà toán học người Hy Lạp Archimedes (khoảng năm 212 trước CN) chế tạo ra vũ khí tia nhiệt. Ông Adrienne Mayor mô tả vũ khí này như lá chắn bằng đồng phản chiếu nắng mặt trời vào tàu chiến của đối phương.

Năm 2005, sinh viên Học viện Kỹ thuật Massachusetts (Mỹ) đã chế tạo lại thành công vũ khí tia nhiệt cổ đại. Họ đốt chiếc thuyền ở bến cảng San Francisco bằng vũ khí 2,200 năm tuổi này.

Vũ khí tia nhiệt được Cơ quan Dự án Nghiên cứu Phòng thủ tiên tiến (DARPA) sử dụng trong nghiên cứu ứng dụng.

5. Bê tông La Mã

Các công trình La Mã hoành tráng đã tồn tại hàng ngàn năm là minh chứng cho ưu điểm của bê tông La Mã vượt trội so với bê tông được sử dụng hiện nay bị hư hỏng sau 50 năm

Các nhà nghiên cứu đã cố gắng khám phá bí mật về tuổi thọ của bê tông La Mã cổ đại. Thành phần bí mật là tro núi lửa.

6 phát kiến của người cổ đại vượt quá tầm kiến thức khoa học hiện đại ngày nay - Ảnh 4.

Công trình được xây bằng bê tông La Mã.

Một bài báo được xuất bản vào năm 2013 bởi Trung tâm Tin tức Đại học California-Berkeley cho biết rằng, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên mô tả cách kết hợp canxi-nhôm-silicat-hydrate (C-A-S-H).

Quá trình trộn bê tông sẽ tạo ra lượng khí thải carbon dioxide thấp hơn quá trình chế tạo bê tông hiện đại. Tuy nhiên, bê tông La Mã có nhược điểm là lâu khô và mặc dù tuổi thọ lâu hơn nhưng nó yếu hơn bê tông hiện đại.

6. Thép Damascus

6 phát kiến của người cổ đại vượt quá tầm kiến thức khoa học hiện đại ngày nay - Ảnh 5.

Thanh kiếm bằng thép Damascus.

Trong thời trung cổ, thanh kiếm được làm bằng chất gọi là thép Damascus, chế tạo ở Trung Đông từ nguyên liệu thô, được gọi là thép Wootz của châu Á. Thép cứng một cách khó hiểu. Mãi cho đến cuộc cách mạng công nghiệp mới rèn lại được kim loại cứng như vậy.

Bí mật của việc chế tạo thép Damascus của Trung Đông được tái hiện dưới kính hiển vi điện tử quét trong phòng thí nghiệm hiện đại. Thép Damascus được sử dụng lần đầu tiên khoảng năm 300 trước CN và dường như đã biến mất không lý do vào khoảng giữa thế kỷ 18.

Công nghệ nano đóng góp tích vào việc tái sản xuất thép Damascus, theo nghĩa là vật liệu được thêm vào để tạo ra các phản ứng hóa học ở mức lượng tử trong quá trình sản xuất thép.

Nhóm nghiên cứu do chuyên gia Peter Paufler của Đại học Dresden dẫn đầu, đã đưa ra giả thuyết rằng các tính chất tự nhiên của vật liệu nguồn từ châu Á (thép Wootz) khi kết hợp với vật liệu được thêm vào, bao gồm vỏ cây cassia, cỏ sữa, vanadi, crom, mangan, coban, niken và một số nguyên tố hiếm từ các mỏ ở Ấn Độ.

Có lẽ thép Damascus đã biến mất vào giữa thế kỷ 18 do cạn kiệt nguyên liệu thô.

Nguồn bài và ảnh: Ancient Origins

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news