Tin mới

7 điều bất ngờ về cuộc đối đầu hạt nhân Xô – Mỹ do báo Nga công bố

Thứ tư, 09/09/2015, 15:23 (GMT+7)

7 sự thật bất ngờ về cuộc đối đầu hạt nhân Xô-Mỹ do Tạp chí "Các tài liệu Quân sự" của Nga công bố.

7 sự thật bất ngờ về cuộc đối đầu hạt nhân Xô-Mỹ do Tạp chí "Các tài liệu Quân sự" của Nga công bố.

Hiện nay, nói đến chiến tranh hạt nhân có vẻ như người ta luôn hình dung ra đó chỉ là điều viễn tưởng, điều mà chỉ thường xuất hiện trong phim ảnh, nhưng thực sự cuộc đối đầu hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ trong một vài thập kỷ là điều mà không ai phủ nhận được.

 

Trong cuộc đối đầu hạt nhân Xô - Mỹ có những thông tin tuyệt mật mà tưởng chừng như không bao giờ được tiết lộ, sẽ mãi được chôn vùi và đi vào lãng quên, tuy nhiên đến nay những bí mật này đã được công bố.

Dưới đây là 7 điều bất ngờ về cuộc đối đầu hạt nhân Xô-Mỹ do Tạp chí "Các tài liệu Quân sự" của Nga công bố ngày 4/9/2015.

1. Chương trình uranium

Liên Xô quyết định thực hiện chương trình hạt nhân sau khi Mỹ ném bom hạt nhân xuống các thành phố Nhật Bản.

Ngày 20/8/1945, Ủy ban Quốc phòng Nhà nước đã thông qua quyết định thành lập Ủy ban đặc biệt trực thuộc để điều hành các kế hoạch về năng lượng nguyên tử.

Các vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố của Nhật Bản là tiền đề để Liên Xô bắt tay chế tạo bom nguyên tử.

Ông Beria được bổ nhiệm là Chủ tịch Ủy ban đặc biệt và chỉ định thành phần nội các gồm Malenkov, Kurchatov, Kapitsa… Đồng thời, bổ nhiệm Vannikov và Zvenyagin là những người đứng đầu Tổng cục I.

Tổng cục I đảm trách nhiệm vụ thiết kế và chế tạo các thiết bị cần thiết. Lãnh đạo khoa học của chương trình là ông Igor Kurchatov.

Nguồn tài chính của chương trình được trích từ Ngân hàng Trung ương và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước bảo đảm cung cấp tất cả các vật chất, thiết bị và công cụ cần thiết.

Việc triển khai đạt kết quả ngay lập tức. Năm 1946, lò phản ứng nguyên tử thử nghiệm đầu tiên đã được khỏi động và sau đó không lâu ngày 29/8/1949, bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô đã được thử nghiệm thành công.

2. Ngày tấn công

Theo kế hoạch “Dropshot” – kế hoạch chiến tranh quy mô lớn và tấn công Liên Xô do Bộ Tổng Tham mưu Quốc phòng dưới sự tham gia trực tiếp của Tổng thống Harry Truman soạn thảo năm 1949 tại Mỹ ấn định ngày tấn công Liên Xô là ngày 1/1/1950.

Tổng thống thứ 33 của Mỹ Harry Truman xác định ngày 1/1/1950 là ngày tấn công hạt nhân Liên Xô.

Vậy tại sao kế hoạch này không được thực thi? Mỹ trả lời rằng do lo sợ và nhàm chán. Thực ra, việc Liên Xô thử nghiệm thành công hạt nhân đã ảnh hưởng lớn đến việc Mỹ hủy bỏ kế hoạch “Dropshot” bởi Mỹ lo sợ bị Liên Xô đáp trả hạt nhân.

3. Mục tiêu

Trong trường hợp Liên Xô tấn công hạt nhân Mỹ thì mục tiêu dự định của Liên Xô sẽ là Washington, San Francisco, New York và Seattle. 

Moscow là một trong những mục tiêu đầu tiên nếu Mỹ tấn công hạt nhân Liên Xô.

Ngược lại, Moscow, Leningrad, Gorky, Kuibyshev, Sverdlovsk, Novosibirsk, Omsk, Saratov, Kazan, Baku, Tashkent, Chelyabinsk, Nizhny Tagil, Magnitogorsk, Perm, Tbilisi, Novokuznetsk, Grozny, Irkutsk Yaroslavl sẽ là các mục tiêu của Mỹ.

4. Không quân

Đầu những năm 1950, Mỹ có ưu thế tuyệt đối trước Liên Xô về sức mạnh hải quân, số lượng đạn hạt nhân và các máy bay ném bom chiến lược. Ưu thế này được coi là cơ sở tiềm lực tấn công chiến lược của Mỹ.

Máy bay ném bom chiến lược B47 Stratojet của Mỹ.

Các máy bay ném bom chiến lược B36 Peacemaker, B47 Stratojet có thể cất cánh từ các căn cứ trên lãnh thổ Anh hoặc Nhật Bản, bay một cách an toàn đến các tỉnh trung tâm Liên Xô. Hơn nữa, các máy bay ném bom hạng nhẹ AJ-2, A-3 và A-4 về giả thuyết có thể tấn công vào các khu vực ngoại vi Liên Xô (Murmansk, Tallinn, Kaliningrad, Sevastopol, Odessa).

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-4 của Liên Xô.

Trong khi đó, trong trang bị của Không quân Liên Xô có máy bay ném bom chiến lược Tu-4, nhưng do tầm hoạt động ngắn, Tu-4 không thể bay đến các khu vực trung tâm nước Mỹ nếu nó đồn trú tại các căn cứ trong phạm vi lãnh thổ Liên Xô. Các máy bay Tu-16 cũng không đủ tầm bay xa này.

3М – máy bay ném bom 4 động cơ mặc dù có tầm hoạt động đủ nhưng tốc độ cơ động chậm và các tên lửa trang bị không đủ tầm tiêu diệt mục tiêu. Tuy nhiên, Liên Xô đã thành công khi giữ kín được bí mật quân sự này, còn các nhà phân tích quân sự Mỹ đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối phó với những dữ liệu phân tán và thông tin không chính xác.

5. Lá chắn bầu trời “Berkut” và “SAGE”

“Berkut” là hệ thống phòng không chiến lược xung quanh Moscow dùng để đáp trả các đòn không kích của máy bay B-36 và B-47.

Hệ thống phụ thuộc rất nhiều vào trạm radar B-200 và trong thành phần của nó còn gồm các trạm radar quan sát vòng Kama, tên lửa V-300 và các tổ hợp phòng không S-25.

Sơ đồ bố trí vòng kép các hệ thống phòng không chiến lược “Berkut” xung quanh Moscow.

Tên lửa V-300 là loại tên lửa không có đầu tự dẫn nhưng có thể điều khiển vô tuyến. Vào thời điểm đó, tên lửa này rất đắt và hiện đại. Tiếc là, nó chỉ bảo vệ trước các đòn tấn công hạt nhân trong lãnh thổ Moscow và tỉnh Moscow.

SAGE là hệ thống phòng không của Mỹ, làm việc theo nguyên tắc khác. Cơ sở của nó là ý tưởng bao quát toàn bộ lãnh thổ Mỹ bởi “Lá chắn bất khả xâm phạm” radar và phòng không.

Các dữ liệu kiểm soát thường xuyên được chuyển về các trung tâm thông tin, nơi thông tin được xử lý bởi các phương tiện điện tử (mô hình hệ thống máy tính hiện nay).

6. Mục tiêu cơ động

Khủng hoảng Caribbean cho thấy rằng, mặc dù Mỹ có sự vượt trội về tất cả nhưng Washington lại lo sợ trước các tên lửa đạn đạo của Liên Xô.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên trên thế giới R-7 của Liên Xô

Theo như thông báo, các mục tiêu cơ động (tên lửa) này là R-5, R-12 và R-14 có khả năng bay với tốc độ 3km/s và có thể dễ dàng tiêu diệt “Lá chắn bất khả xâm phạm” SAGE. Tuy nhiên, thực tế các tên lửa này không thể bay tới tầm các mục tiêu của Mỹ.

Chỉ đến khi Sergei Korolev chế tạo R-7 thì tên lửa này mới có thể vượt qua tuyến này và cũng kể từ đó sự xuất hiện của R-7 làm cho nhiệm vụ của các nhà quân sự Mỹ thêm phức tạp hơn.

7. Sáng kiến ​​Nunn-Lugar

Ngày 2/12/1991, theo sáng kiến của các Thượng nghị sĩ Nunn và Lugar ở Mỹ đã thông qua Luật giảm răn đe hạt nhân Liên Xô.

Luật này đề cấp đến kế hoạch hỗ trợ Liên Xô trên quy mô lớn. Yếu tố ảnh hưởng đến việc thông qua luật là do ở Liên Xô đang diễn ra khủng hoảng kinh tế trầm trọng, có thể làm suy yếu sự kiểm soát tiềm lực hạt nhân của Chính quyền. Theo đó, “Va li hạt nhân” có thể rơi vào tay những đối tượng không tin cậy.

Người Mỹ chỉ thở phào nhẹ nhõm vào ngày 26/1/1992 khi Tổng thống Nga đầu tiên Boris Yeltsin tuyên bố Nga đang tháo kính ngắm hạt nhân vào các thành phố của Mỹ.

Nguyễn Hoàng

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news