Tin mới

Bà bầu có nên ăn dứa?

Thứ sáu, 19/06/2015, 23:16 (GMT+7)

Bà bầu có nên ăn dứa đang là câu hỏi khá nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, có công dụng làm đẹp, giá rẻ dễ mua. Tuy nhiên, đây là loại quả không phải bà bầu nào cũng có thể ăn được. Vậy hãy xem những tác dụng tốt và những tác hại của quả dứa đối với bà bầu như thế nào?

Bà bầu có nên ăn dứa đang là câu hỏi khá nhiều phụ nữ mang thai quan tâm. Quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, có Công dụng làm đẹp, giá rẻ dễ mua. Tuy nhiên, đây là loại quả không phải bà bầu nào cũng có thể ăn được. Vậy hãy xem những tác dụng tốt và những tác hại của quả dứa đối với Bà bầu như thế nào?

Những tác dụng tốt của dứa đối với bà bầu

Dứa có vị thơm, ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng , trong 100g ăn được có chứa: 100g phần ăn được của trái thơm chứa: nước 91,5g; protid 0,8g; glucid 6,5g; các muối khoáng canxi 15mg; phôt pho 17mg; sắt 0,5mg; các vitamin B1 0,08mg; betacaroten 40mcg, cung cấp 40kcal. Vì vậy nó có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Dứa có tác dụng bảo vệ các mô khỏi quá trình oxy hóa dẫn đến stress. Chất bromelain trong dứa có tác dụng giảm hiện tượng sưng phù. Dứa còn có  tác dụng giải khát, đẹp da, duy trì cân nặng.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyên những bà bầu đang ở những tháng cuối của thai kỳ nên thường xuyên ăn dứa vì  dứa chứa nhiều enzyme bromelain, có tác dụng làm mềm khung xương chậu, kích thích cơ co bóp tử cung giúp cho quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn.

VBà bầu nên cẩn trọng khi ăn dứa. Nguồn ảnh: internet

Những tác hại của dứa đối với bà bầu

Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn nhiều dứa xanh vì chất bromelain trong dứa xanh rất cao. Bên cạnh đó, ăn nhiều dứa còn gây ra bệnh tiêu chảy, là mối nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.

Nhóm thai phụ mắc chứng bệnh về dạ dày, bị chấn thương liên quan đến gãy xương càng nên hạn chế dứa. Bởi vì, dứa có tính axit mạnh nên ăn nhiều dễ gây tiêu chảy (nhất là khi ăn phải quả dứa còn xanh) hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

Bà bầu có thể bị dị ứng dứa. Đây là phản ứng của cơ thể với protein có trong dứa. Những biểu hiện của dị ứng dứa là: Đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại... nặng hơn có thể gây khó thở...Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bà bầun có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...

Dứa không dành cho những bà bầu bị hen phế quản, viêm mũi họng vì quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy làm cho bệnh tái phát và nặng hơn. Ngoài ra, những bà bầu có nguy cơ chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, băng huyết… cũng không nên ăn dứa.

Bà bầu bị đau dạ dày không nên ăn quả dứa vì quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dể gây nôn nao, khó chịu.

Những bà bầu có  tiền sử bị “say dứa” thì tuyệt đối không nên ăn vì dứa gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín. Cụ thể là, sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến 1 giờ, người bệnh thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người và gãi đến sướt da chảy máu vẫn không đỡ. Ngay sau đó bệnh nhân cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn khắp người.

Những lưu ý khi ăn dứa:

Để  phòng ngừa ngộ độc, bà bầu chỉ nên ăn những quả dứa chín thơm ngon, không ăn những quả bị dập nát, ủng thối. Khi ngọt dứa phải gọt vỏ sâu, cắt hết mắt dứa, chú ý đến những mắt ăn sâu vào thân quả. Dứa gọt xong nên ăn ngay không nên mua những miếng dứa gọt sẵn đựng trong túi nilon đã lâu. Khi ăn dứa, mẹ bầu cũng nên bỏ qua phần lõi dứa vì chúng có thể hình thành những búi sơ trong thành ruột.

T.N (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Nên hay không nên ăn hải sản khi mang thai

Có nên ăn hải sản khi mang thai hay không? Đây là câu hỏi được khá nhiều chị em phụ nữ mang thai quan tâm. Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai không được ăn hải sản bởi chúng có mùi tanh và nhiều chất độc hại. Nhưng thực tế cho thấy phụ nữ mang thai có thể và nên ăn cá ( trừ một số trường hợp ngoại lệ).