Tin mới

Bằng chứng "kho báu 4.000 tấn vàng" chôn giấu dưới 3 giếng cổ?

Thứ tư, 23/03/2016, 14:20 (GMT+7)

Ngày 22/3, ông Huỳnh Văn Đợi (TP HCM)- người trình báo về phát hiện mới về "kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu, Bình Thuận đã đến cơ quan chức năng cung cấp các bằng chứng để khẳng định kho báu núi Tàu được chôn giấu dưới 3 giếng cổ.

Ngày 22/3, ông Huỳnh Văn Đợi (TP HCM)- người trình báo về phát hiện mới về "kho báu 4.000 tấn vàng" ở núi Tàu, Bình Thuận đã đến cơ quan chức năng cung cấp các bằng chứng để khẳng định kho báu núi Tàu được chôn giấu dưới 3 giếng cổ.

Theo tin tức trên báo Vietnamnet, Pháp luật TP HCM, tại buổi làm việc với cơ quan chức năng, ông Đợi đã trình bày một bản báo cáo dài mà ông đã dày công sưu tầm, nghiên cứu suốt 5 năm qua.

Trong bản báo cáo của ông Đợi có nêu rõ về nguồn gốc của kho báu 4.000 tấn vàng. Tuy nhiên, theo đánh giá của những người tham gia buổi làm việc, những thông tin này không có mới, chỉ cần vào mạng internet tìm hiểu là được.

Tại buổi làm việc, ông Đợi cho rằng có 4 lý do khẳng định có người Nhật đã xuất hiện ở khu vực núi Tàu nghi đi tìm kho báu, nên ông quyết định đi tìm. Tuy nhiên, khi được yêu cầu đưa cơ sở để chứng minh, ông Đợi đã không đưa ra được bằng chứng cụ thể, mà nói là tự bản thân nghiên cứu và nhận định như vậy.

Một trong những giếng cổ được nghi là chôn giấu "kho báu 4.000 tấn vàng". Ảnh báo Pháp luật TP HCM

Ông Đợi cũng cho biết, đã đến thị sát ở núi Tàu và nhận định kho báu không ở trên núi, mà nghi ngờ "kho báu 4.000 tấn vàng" nằm ở dưới 3 giếng cổ.

Cụ thể, trong 1 lần đến xã Phước Thể thăm dò, ông Đợi đã phát hiện một chiếc giếng nước có đá rất lạ. Khi đưa máy xuống dò thì máy báo có kim loại. Sau khi kiểm tra khu vực, ông Đợi phát hiện thêm 2 giếng nước cổ có loại đá lạ trên.

Theo báo Vietnamnet, tại buổi họp, ông Đợi trình bày đã thuê người dân địa phương nạo vét những cái giếng này. Tại giếng thứ nhất, từ miệng giếng xuống 2m có một lớp xi măng bo tròn bốn góc, xuống sâu đến 4m thì bốn phía thành giếng đều có mặt cắt ngang của một tấm bê tông đúc khoảng 40cm. Do kết quả máy báo trong tấm bê tông có kim loại, nên ông Đợi cho rằng, tấm bê tông này là cốt thép. Tại giếng nước thứ 2 cũng có phát hiện tương tự.

Ông Đợi khẳng định, tấm bê tông chính là nắp hầm của kho báu. Kho báu 4.000 tấn vàng có khả năng được cất giấu dưới đấy 3 giếng nước.

Sau khi nghe ông Đợi trình bày, đại diện UBND huyện Tuy Phong cho biết, những phiến đá lạ mà ông Đợi phát hiện là đá quánh, một tài nguyên độc đáo ở khu vực do sỏi và cát biển quánh chặt vào nhau.

Trong chiều ngày 22/3, đại diện cơ quan chức năng đã cùng ông Đợi đi thực địa tại ba giếng cổ nghi giấu kho báu.

Xem thêm video:[mecloud]McDDIgaZBe[/mecloud]

H.Yen (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news