Tin mới

Báo Nga đăng ảnh chiến tranh Việt Nam 50 năm trước

Thứ ba, 03/03/2015, 09:10 (GMT+7)

Cách đây 50 năm, vào ngày 2/3/1965, Hoa Kỳ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam, mở rộng chiến tranh trên cả hai miền đất nước hình chữ S. Chiến dịch Sấm Rền là chiến dịch ném bom lâu nhất của Không quân Mỹ kể từ Thế chiến II.

Cách đây 50 năm, vào ngày 2/3/1965, Hoa Kỳ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam, mở rộng chiến tranh trên cả hai miền đất nước hình chữ S. Chiến dịch Sấm Rền là chiến dịch ném bom lâu nhất của Không quân Mỹ kể từ Thế chiến II.


 


Đã có 2,6 triệu lính và sĩ quan Mỹ luân phiên tham gia cuộc chiến ở Việt Nam. Miền Bắc nhận được sự hỗ trợ từ Liên Xô và Trung Quốc, hai nước anh em trong khối xã hội chủ nghĩa, trong khi tại miền Nam, Mỹ lập nên một chính quyền thân Mỹ do một Tổng thống đứng đầu. Trong ảnh là lính Mỹ đổ bộ bằng trực thăng.


Một lính Mỹ trong rừng rậm thời chiến tranh Việt Nam.


Ước tính số binh sỹ và dân thường của Việt Nam thiệt mạng trong cuộc chiến từ 800.000 đến 3,1 triệu. Rất nhiều người dân đã phải rời bỏ quê hương đi tị nạn để tránh sự tàn khốc của chiến tranh.


Chiến tranh Việt Nam được xem là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử. Nó được xếp hạng thứ tư về thương vong của quân đội Mỹ sau cuộc nội chiến Mỹ, Chiến tranh thế giới II và Chiến tranh thế giới I.


Đã có rất nhiều những cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam ngay tại Mỹ


Trẻ em là những nạn nhân đáng thương trong chiến tranh

Mỹ đã chi 352 tỷ USD vào chiến tranh Việt Nam. Trong ảnh là tàu tuần dương Canberra bắn pháo

Chính phủ Mỹ xem sự tham gia cuộc chiến như một cách để ngăn chặn chủ nghĩa Cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Đây là một phần của chiến lược ngăn chặn rộng hơn với mục đích ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa Cộng sản. Ảnh trên: quân đội Mỹ đổ bộ vào Việt Nam.


Hình ảnh binh sĩ Mỹ bế một cụ già là nạn nhân của cuộc chiến phi nghĩa

Trong suốt chiến tranh, gần 60.000 binh sỹ Mỹ thiệt mạng và hơn 300.000 người bị thương. Hoa Kỳ cũng đã mất 9000 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng cùng một số lượng lớn các loại xe quân sự khác. Sau khi rút khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ vẫn để lại hơn 10.000 cố vấn quân sự ở Sài Gòn dưới vỏ bọc dân sự. Trong năm 1974-1975 họ vẫn viện trợ quân sự cho Sài Gòn 4 tỷ USD.

Chiến tranh Việt Nam có một tác động to lớn đối với xã hội Mỹ. Các phong trào hippie phát triển như là cách phản đối chiến tranh của giới trẻ. Bước ngoặt của nó là chiến dịch mang tên “Tháng Ba ở Lầu Năm Góc” tổ chức vào ngày 21/10/1967 với 100.000 người biểu tình tập trung tại Washington DC. Trong ảnh là một cuộc biểu tình phản chiến tại London ngày 29/6/1966.

Ngày 15/1/1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon công bố việc đình chỉ các hành động tấn công chống lại Bắc Việt Nam. Hiệp định hòa bình Paris về “chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam” đã được ký kết ngày 27/1/1973, chính thức kết thúc sự tham gia của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Tài liệu này quy định việc rút hoàn toàn binh lính và vũ khí Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, tháo dỡ các căn cứ quân sự và trao đổi tù binh. Sau đó, vào tháng 4/1975, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh bại quân đội của chính quyền Sài Gòn và thống nhất đất nước. Trong ảnh: Một nhóm người tị nạn đi trên cầu Trường Tiền ở Huế.

 

Yên Yên (Sputnik)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news