Tin mới

Báo Thái Lan: Không ai cho Trung Quốc quyền làm "thủ lĩnh" khu vực

Thứ ba, 22/07/2014, 14:51 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) "Các quốc gia khác trong khu vực nên bắt đầu hỏi cái gì và người nào đã cho Trung Quốc quyền làm "thủ lĩnh" trong khu vực? Trung Quốc đã làm được những gì đã để xứng đáng với vị trí đó?".

(Tinmoi.vn) "Các quốc gia khác trong khu vực nên bắt đầu hỏi cái gì và người nào đã cho Trung Quốc quyền làm "thủ lĩnh" trong khu vực? Trung Quốc đã làm được những gì đã để xứng đáng với vị trí đó?".

Trước sự "quay lưng" của Mỹ, trong thời gian qua, chính quyền quân sự Thái Lan đã có "cái bắt tay nồng ấm" với Bắc Kinh. Tuy nhiên, điều này không nhận được sự tán thành từ người dân và nhà bình luận Thái Lan Umesh Pandey vừa có bài viết "cảnh tỉnh" chính phủ về "người bạn" Trung Quốc trên tờ Bankok Post. 

Mở đầu bài viết, ông Umesh Pandey cho hay, sau nhiều tuần cố gắng nhìn thấu suy nghĩ của chính quyền quân sự ở Thái Lan, đã đến lúc cần một người nào đó lên tiếng cảnh tỉnh chính phủ trước "gã làng giềng khổng lồ" Trung Quốc. 

"Tôi đã muốn đặt câu hỏi về trí thông minh của những người đã phê duyệt quyết định miễn thị thực nhập cảnh cho du khách Trung Quốc dù không có hành động tương ứng từ người láng giềng khổng lồ ở phía Bắc. Nhưng các hành động gần đây của Trung Quốc đã làm tôi suy nghĩ lại quan điểm của mình".

Chúng ta đều biết những gì sẽ xảy ra khi đám đông khách du lịch Trung Quốc ở các trung tâm hay hành lang khách sạn, họ luôn ồn ào nhất. Dù vậy, gần đây, ông cũng không giấu nổi sự bất ngờ khi chính quyền Trung Quốc lên tiếng một cách ồn ào và táo bạo.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc xuất hiện và cảnh báo Mỹ "hãy nhấc mông" ra khỏi cuộc xung đột ở Biển Đông với tuyên bố: "Chúng tôi hy vọng các nước ngoài khu vực hãy duy trì tính trung lập một cách nghiêm ngặt, phân biệt rõ ràng đúng sai và nghiêm túc tôn trọng nỗ lực chung của các nước trong khu vực để duy trì hòa bình và ổn định".

Ông Umesh Pandey cho hay, đã đến lúc cần một người nào đó lên tiếng cảnh tỉnh chính phủ trước "gã làng giềng khổng lồ" Trung Quốc

"Đây là một thông báo ngạo mạn mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi đến Mỹ, đồng minh quan trọng với một số nước ASEAN trong nhiều thập kỷ", ông Umesh Pandey nhận định.

Thực tế, việc Trung Quốc dám to miệng cảnh báo quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới là một điều rất kỳ lạ. Và cho thấy họ sẵn sàng hành động để khẳng định quyền lực của mình trong khu vực.

Các quốc gia khác trong khu vực nên bắt đầu hỏi cái gì và người nào đã cho Trung Quốc quyền làm "thủ lĩnh" trong khu vực? Trung Quốc đã làm được những gì đã để xứng đáng với vị trí đó? Trung Quốc thật sự mang lại một sự thay đổi đáng kể trong nền kinh tế của khu vực?

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Trung Quốc đã thể hiện được một phần trách nhiệm để giữ cho các nền kinh tế khu vực ổn định. Nhưng tất cả những điều họ làm được cũng chỉ dừng lại ở đó, ngoài ra, Bắc Kinh không có thêm đóng góp nào đáng kể cho khu vực và thế giới. "Tất cả mọi thứ Trung Quốc làm đều nhằm tìm lợi ích riêng của mình hoặc với vô số ràng buộc, có thể là (ưu đãi nhận thầu) xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc (được hưởng ưu đãi) đầu tư khác".

Ông Umesh Pandey chỉ rõ, các khoản đầu tư của Trung Quốc thường nhằm mục đích khai thác các nguồn tài nguyên của nước khác để đáp ứng nhu cầu không bao giờ kết thúc tại nước họ về năng lượng và nguyên liệu. Trong khi đó, dù có rất nhiều sai sót, Mỹ vẫn làm được nhiều điều để mang lại lợi ích cho các quốc gia trong khu vực so với Trung Quốc sẽ làm trong 2-3 thập kỷ tới. Theo ông, Mỹ không chỉ cung cấp ổn định cho khu vực, điều kiện giúp cho sự tăng trưởng và thịnh vượng, mà Mỹ còn cung cấp các bí quyết để tạo ra một nền kinh tế tốt hơn.

"Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc thậm chí Thái Lan, Philippines và Singapore - tất cả đều được hưởng lợi từ sự ổn định và chuyên môn Mỹ bảo trợ. Bây giờ quay đầu và nhìn vào những gì Trung Quốc đã làm cho thành viên ASEAN?", ông tiếp tục bình luận.

Nhà bình luận này cho rằng, rất ít hành động và Chính sách xuất phát từ Trung Quốc có lợi cho khu vực. Thay vì tạo ra sự ổn định và hòa hợp trong ASEAN, các hành động của Trung Quốc trên thực tế đã tạo ra sự mất đoàn kết, chia rẽ và thậm chí đe dọa các nước nhỏ hơn.

"Trung Quốc là một quốc gia mong muốn trở thành cường quốc của khu vực, và được cho là muốn trở thành người bảo vệ lợi ích của khu vực? Tôi không thể nghĩ của một nước khác có khả năng lớn hơn TQ trong khu vực, nhưng TQ chỉ nghĩ đến lợi ích riêng và tất cả các hành động của TQ là nhằm mang lại lợi ích cho chính họ". 

Ông cũng cảnh báo các nước ASEAN ngừng "ảo tưởng" về việc trông chờ quá nhiều vào Mỹ, bởi nếu không tự lực cánh sinh, sẽ chẳng ai có thể bảo vệ nổi quốc gia mình trước áp lực của nước lớn, đặc biệt là khi ở ngay cạnh một láng giềng luôn ôm mộng bành trướng, xâm lấn lãnh thổ như Trung Quốc. "Những gì các nước ASEAN cần làm là ngừng hy vọng Mỹ sẽ đến dọn sạch đống đó đi, bởi vì một số quốc gia đấu tranh với Trung Quốc, chẳng hạn như Philippines, đã đầu tư rất ít cho quốc phòng kể từ khi Mỹ rời đi một thập kỷ trước. Hy vọng Mỹ sẽ đến để giải cứu trong thời gian tới là yếu ớt và không thực tế".

"Các quốc gia ASEAN phải ngừng dựa vào người khác để giúp họ. Thay vào đó, các nước trong khối cần trở thành tập thể chung một tiếng nói để chống lại áp lực từ những kẻ muốn làm "thủ lĩnh" cai trị khu vực", ông Umesh Pandey kết luận.

 

 

Yên Yên (Lược dịch theo Bankok Post)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news