Tin mới

Bất chấp lệnh cấm, Lầu Năm Góc vẫn quyết mua vũ khí của Nga

Thứ sáu, 15/08/2014, 11:02 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Bộ Quốc phòng Mỹ đã bất chấp các lệnh trừng phạt, đồng thời bày tỏ thái độ phản đối các nghị sĩ Mỹ khi muốn mua trực thăng của Nga cho quân Afghanistan.

(Tinmoi.vn) Bộ Quốc phòng Mỹ đã bất chấp các lệnh trừng phạt, đồng thời bày tỏ thái độ phản đối các nghị sĩ Mỹ khi muốn mua trực thăng của Nga cho quân Afghanistan.

 

Trong khi Nhà Trắng, Quốc hội Mỹ liên tiếp siết chặt lệnh trừng phạt đối với Nga, thì Lầu Năm góc lại tuyên bố các hợp đồng mua vũ khí với Rosoboronexport sẽ không bị ảnh hưởng, đặc biệt là hợp đồng mua trực thăng Mi-17V-5. 

Lý do được giới chức Lầu Năm góc đưa ra là do máy bay trực thăng Nga phù hợp với điều kiện ở Afghanistan và phi công quốc gia Nam Á này đã quen với khí tài có nguồn gốc Nga nên không tốn chi phí chuyển loại.

Hãng tin RT của Nga dẫn nguồn lời Igor Sevastyanov, một lãnh đạo từ công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosboronexport cho hay: "Bất chấp phản đối của các nghị sĩ và đề xuất dùng trực thăng do Mỹ sản xuất như một lựa chọn thay thế, các quan chức Lầu Năm Góc vẫn muốn mua trực thăng của Nga".

Lý do mà Lầu Năm Góc đưa ra là trực thăng Nga phù hợp với điều kiện ở Afghanistan

Quan chức trên cho hay, một số quân nhân Mỹ nói, họ muốn một số loại vũ khí của Nga, gồm cả trực thăng, được quân đội Mỹ dùng, nếu có thể, song điều đó chưa được vì một số lý do chính trị.

Mỹ và Nga đã ký 3 hợp đồng riêng rẽ về cung cấp tổng số 70 chiếc trực thăng Mil Mi-17V5 cho Afghanistan. Các phi công Afghanistan thích trực thăng Nga vì độ tin cậy của máy bay này cũng như nó từng được triển khai tại Afghanistan từ thời những năm 1980. Nga đã chuyển 45 máy bay cho Mỹ và các đơn đặt hàng khác đang được bàn thảo.

Một số nghị sĩ Mỹ đã tiến hành vận động để thay đổi nguồn cung cấp và những nỗ lực này đã tăng cao vào tháng 2/2014 khi Mỹ và Nga có bất đồng lớn về khủng hoảng chính trị ở Ukraina.

Washington đã nhằm vào một loạt công ty Nga khi thực hiện lệnh trừng phạt, gồm cả những công ty bán vũ khí. Động thái này đã làm trì hoãn hợp đồng với công ty vũ khí Nga - nhà nhập khẩu súng Kalashnikov từ Nga. Kế hoạch được vạch ra trước khi lệnh trừng phạt được áp đặt là giao tới 200.000 khẩu súng mỗi năm, và việc ngừng nhập đã làm tăng nhu cầu đối với loại súng huyền thoại này ở Mỹ.

Tuy nhiên, Nga cho biết nước này có thể thay thế hoàn toàn những sản phẩm đang được nhập khẩu từ nước ngoài và sẽ đi tìm kiếm những đối tác buôn bán vũ khí mới khác các đối tác phương Tây, cụ thể như ở châu Á, Mỹ Latin và Trung Đông.

 

Yên Yên (Theo RT)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news