Tin mới

Trung Quốc "xoay xỏa" khi "bị gạt" khỏi TPP

Thứ hai, 19/10/2015, 16:49 (GMT+7)

Tờ Duowei News nhận định Trung Quốc vẫn không phải lo lắng quá dù bị "gạt" ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Tờ Duowei News nhận định Trung Quốc vẫn không hề lo lắng mặc dù bị "gạt" ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Sáng ngày 5/10 (giờ Mỹ ), 12 quốc gia bao gồm Mỹ, Nhật, Úc công bố kết thúc đàm phán TPP, tiến tới hiệp định cơ bản, rất đáng được trông đợi.

Có quan điểm cho rằng, Trung Quốc đã bị cô lập. Một tờ báo Trung Quốc đã đăng bài bác bỏ quan điểm này và cho rằng Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trên thế giới, là đối tác lớn nhất của hơn 120 quốc gia. Chỉ cần cơ cấu kinh tế của Trung Quốc được hoàn thành thuận lợi, cho dù Mỹ có triển khai mở rộng thị trường bằng TPP và TTIP đi nữa, Trung Quốc cũng không phải lo lắng.

Ngày 5/10, khi người dân Trung Quốc đang hân hoan trong tuần lễ chào mừng quốc khánh, tin tức về việc Mỹ, Nhật và 10 quốc gia hai bờ Thái Bình Dương đã kết thúc đàm phán TPP như một quả bom lớn, gây ra sự náo động cho giới truyền thông trong và ngoài nước. Trong một thời gian ngắn, thường xuyên nghe thấy các cụm từ như “Trung Quốc thất bại trong công cuộc tranh giành quyền thống trị nền kinh tế thế giới”, Trung Quốc bị “đá đít”, thậm chí “Trung Quốc hoàn toàn bị cô lập”; có người vui mừng, có người hoảng loạn bất an, bi quan thất vọng, có người đau khổ cay đắng khi không được tham gia, có người bình thản, thờ ơ và cũng có những người lên kế hoạch để đối diện với nó.

Trên thực tế, hiệp định TPP được thông qua sớm đã nằm trong dự đoán của giới học giả Trung Quốc. Tháng 6 tổng thống Obama yêu cầu quốc hội nhanh chóng thông qua TPA, còn nhiều lần kêu gọi “không chấp nhận Trung Quốc tạo lập qui tắc kinh tế thế giới”. Nhưng, từ những khó khăn trong quá trình đàm phán TPP có thể thấy, để có thể kết thúc đàm phán vào 5/10, các quốc gia như Mỹ và Nhật Bản đã phải hy sinh và nhượng bộ khá nhiều.

Hiệp định TPP được coi là thắng lợi của tổng thống Obama vì đây là di sản ngoại giao mà ông hy vọng được lưu giữ lại. Hiệp định này có ý nghĩa tượng trưng quan trọng đối với Mỹ, cũng như lời khẳng định của Obama sau khi kết thúc đàm phán: Không thể để các nước như Trung Quốc thiết lập trật tự kinh tế thế giới. Điều này chứng minh giá trị chiến lược vượt qua giá trị kinh tế của TPP.

Có ý kiến cho rằng Trung Quốc bị "cô lập" sau khi hiệp định TPP được ký kết. Ảnh minh họa Duowei

Trong vòng quay “trò chơi” này, Trung Quốc đã gặp những bất lợi ngay từ khi mới bắt đầu vì bị đẩy ra ngoài bởi những qui định. Là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất thế giới, Trung Quốc lại không có quyền phát ngôn với hiệp định đầu tư kinh tế thế hệ mới.

Khi TPP bắt đầu được áp dụng, tuy không gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế Trung Quốc trong thời gian ngắn, nhưng về lâu dài, sự phát triển của TPP có thể phá vỡ chuỗi dây truyền cung ứng và giá trị của khu vực Đông Á mà Bắc Kinh trung tâm, dẫn tới sụt giảm đầu tư vào Trung Quốc cũng như sự thay đổi của 1 số ngành công nghiệp và gây bất lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội nước này. Từ tình hình hiện nay có thể thấy, đây dường như là điều mà Mỹ hy vọng được thấy khi TPP đi vào hoạt động. Người Mỹ cho rằng, Trung Quốc bắt buộc phải chấp nhận những qui định của Mỹ về TPP. Nếu Trung Quốc chỉ đứng ngoài có thể sẽ rơi vào tình trạng trên.

Người dân của nhiều nước cảm thấy hối tiếc khi Trung Quốc không tham gia vào TPP. Khi nhìn trên phương diện tích cực, rất nhiều qui định của TPP đại diện cho phương hướng phát triển của trật tự kinh tế thế giới thế hệ mới như: bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn lao động, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc quyền hạn chế các doanh nghiệp trong nước… Khi nhận thấy những phương diện tích cực này của TPP, rất nhiều học giả Trung Quốc đã kêu gọi Trung Quốc nhanh chóng gia nhập vòng đàm phán TPP từ năm 2013, giới chức trách Trung Quốc cũng đã suy nghĩ về vấn đề này. Nhưng điều đáng tiếc là cho dù Trung Quốc có đưa ra đề nghị tham dự vào năm đó, Mỹ cũng nhất định không đồng ý, vì ngoài mục đích kinh tế chủ yếu ra, Mỹ còn có những mục đích chiến lược khác. Nếu TPP phát triển đúng như Mỹ tưởng tượng, khi được cơ quan lập pháp của các nước thành viên phê chuẩn, đồng thời TTIP được Mỹ và EU tán thành, Mỹ đã dần dần hình thành thể chế đầu tư và kinh tế thay cho WTO.

Vậy, Trung Quốc có nên gia nhập TPP trong tương lai, như tuyên bố của thủ tướng Nhật Shinzo Abe sau khi đạt được những hiệp định sơ bộ với Mỹ hay không? Thật ra, Trung Quốc không lo lắng trong việc bị gạt ra khỏi TPP. Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất và thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới, là đối tác lớn nhất của hơn 120 quốc gia, đã đạt được FTA với hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có các thành viên của TPP. Hiện nay Trung Quốc đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế, mở rộng đối ngoại, xây dựng khu mậu dịch tự do Thượng Hải, đang tiến hành đàm phán BIT với Mỹ và EU; tích cực đàm phán xây dựng RCEP(quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ) với các quốc gia Đông Á, thiết lập bản “nâng cấp” khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc- Asean; thúc đẩy sáng kiến, và sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm hợp tác với các quốc gia thuộc khối BRIC, đề nghị xây dựng ngân hàng đầu tư châu Á, thành lập ngân hàng phát triển NDB với các quốc gia khối BRIC.

Theo nhận định của một số chuyên gia, sự tự tin của Trung Quốc bắt nguồn từ những cải cách kinh tế trong nước. Hiện nay cải cách hành chính và chống tham nhũng là những ưu tiên hàng đầu trong quá trình cải cách. Chỉ cần việc cải cách cơ cấu kinh tế được hoàn thành thuận lợi, Trung Quốc hoàn toàn không lo lắng cho dù Mỹ có mở rộng thị trường bằng TPP và TTIP. Ngoài ra nước này vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy đàm phán WTO và sắp xếp dòng vốn công bằng hợp lý với các quốc gia châu Á Thái Bình Dương.

Thu Nghiêm (theo Dwnews)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: TPP WTO