Tin mới

Bí quyết để trẻ tự chơi một mình, không mè nheo bố mẹ

Thứ sáu, 10/02/2017, 10:31 (GMT+7)

Để có nhiều thời gian và rảnh rỗi làm các công việc gia đình, cha mẹ nên rèn luyện cho con cách tự chơi một mình mà không đòi phụ huynh phải bế hay kè kè bên cạnh.

Để có nhiều thời gian và rảnh rỗi làm các công việc gia đình, cha mẹ nên rèn luyện cho con cách tự chơi một mình mà không đòi phụ huynh phải bế hay kè kè bên cạnh.

Để trẻ tự giác chơi một mình, cha mẹ cần chú ý những điều dưới đây:

Hướng dẫn trẻ cách thực hiện

Trước hết, bố mẹ hãy cho bé thấy rằng ở một mình không có vấn đề gì lớn lao cả, thậm chí nó còn mang lại niềm vui (tất nhiên có sự giám sát chừng mực của người lớn trong một môi trường an toàn).

Để bé tự chơi một mình cha mẹ phải chấp nhận nhà cửa bừa bộn. Ảnh: Internet

Quá trình này có thể bắt đầu ngay từ khi trẻ bắt đầu biết bò. Bạn có thể đặt trẻ vào trong nôi hoặc cũi với vài  món đồ chơi trong lúc bạn đang ở gần đấy hoặc thậm chí lúc bạn rời khỏi phòng. Điều này sẽ gieo những hạt mầm của sự tập trung và tự lập. Những món đồ chơi phát ra tiếng, các vòng tròn xếp chồng lên nhau và các món đồ chơi dễ nắm bắt có thể giúp đứa trẻ 6 tháng tuổi bận rộn được tối đa 20 phút, đủ thời gian để bạn nghỉ lưng và đọc vài tờ báo.

Khi trẻ đã lớn hơn và biết chơi đồ chơi thành thạo, bạn chỉ cần hướng dẫn cho trẻ cách chơi các loại đồ chơi mới rồi lặng lẽ lùi ra sau và để bé chơi một mình. Lưu ý là bạn nên “biến mất” từ từ cho bé quen chứ đừng làm đột ngột nhé.

Một món đồ chơi tại một thời điểm

Với các bé tầm 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi, việc có quá nhiều món đồ chơi xung quanh sẽ khiến bé bị choáng ngợp và rất dễ mất hứng. Khả năng tập trung của các bé còn kém nên bé dễ có xu hướng bỏ dở trò chơi này để nhảy sang một trò chơi khác. Do đó, bố mẹ chỉ nên bày ra một hoặc hai trò mỗi lần bé chơi, như vậy sẽ khuyến khích con tìm hiểu và chơi thuần thục mỗi trò chơi một trước khi chuyển sang trò mới.

Một điều nữa cần lưu ý là trò chơi sẽ chỉ hấp dẫn với bé nếu nó phù hợp với độ tuổi và tầm phát triển của con.

Cuối cùng, bố mẹ cần biết là khoảng thời gian mà một đứa trẻ có thể chơi một mình sẽ tùy thuộc vào tích cách của từng bé. Bên cạnh đó, khi bé đói, bé mệt hoặc đang bệnh, bé cũng sẽ không thích chơi một mình cho dù bạn đưa cho bé món đồ chơi mà bé yêu thích nhất.

Chấp nhận sự bừa bộn

Để con chơi một mình tức là bạn phải chấp nhận tường nhà sẽ đầy hình vẽ, quần áo của con sẽ lấm lem màu, tóc tai bù xù, chân tay bị bôi bẩn… Cũng đừng ngao ngán khi thấy góc phòng đầy những mảnh giấy nhỏ rơi lả tả vì đôi khi trẻ thích xé nhỏ giấy và tung lên cao cho giống “cô dâu chú rể”.

Lê Vy (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news