Tin mới

Bí quyết giúp trẻ không bị ốm khi giao mùa

Thứ năm, 01/09/2016, 14:38 (GMT+7)

Khi giao mùa, trẻ hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm mũi, để tra hạn chế bị ốm khi chuyển mùa, bố mẹ cần lưu ý những điều sau.

Khi giao mùa, trẻ hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm mũi, để tra hạn chế bị ốm khi chuyển mùa, bố mẹ cần lưu ý những điều sau.

Khi giao mùa, trẻ dễ bị viêm họng. Vi khuẩn và virus có thể là thủ phạm gây đau họng cho bé. Bạn nên vệ sinh bàn tay của bé thường xuyên (vì các bé có thói quen mút tay – mầm bệnh sẽ theo đó vào khoang miệng).

Thời tiết giao mùa khiến trẻ hay bị ốm. Ảnh: Internet

Có thể dùng máy điều hòa nhiệt độ trong phòng bé nhưng không nên đặt bé nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp, nhiệt độ duy trì từ 24-26oC và thường xuyên vệ sinh điều hòa để tránh nhiễm bẩn.

Mặc quần áo cho bé vừa phải không quá dầy khi thờ tiết không lạnh, bé dễ ra mồ hôi; Lượng mồ hôi này không được thoát ra bên ngoài, dễ hấp thu ngược lại cơ thể bé nên càng khiến bé có khả năng bị viêm họng.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột; Đưa bé từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến trẻ bị đau họng. Do đó, trước khi đưa bé từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, bạn nên chuyển bé sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10-15 phút; cuối cùng, bạn mới nên đưa bé ra ngoài trời.

Khi thời tiết thay đổi thất thường bố mẹ không nên cho trẻ ra ngoài trời quá nhiều hay mở các cửa quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến bé bởi hệ miễn dịch của con còn rất yếu, nếu cho bé ra ngoài quá nhiều con sẽ dễ bị chảy mũi, ho và có thể bị viêm họng…

Không tắm sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi. Nếu tắm ngay sau khi bé ra nhiều mồ hôi thì trẻ dễ bị viêm họng hoặc mắc chứng cảm lạnh, do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột.

Nên lưu ý đến việc sử dụng bàn chải và cách vệ sinh răng, miệng cho bé. Những loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt bàn chải có khả năng gây các chứng bệnh trong khoang miệng của bé. Trước mỗi lần đánh răng, bạn nên nhúng bàn chải của bé vào một cốc nước ấm, có pha muối nhạt. Cách này cũng giúp loại bỏ phần nào vi khuẩn gây bệnh có trong bàn chải. Sau khi bé đánh răng, bạn nên cho bé súc miệng bằng nước muối ấm, pha nhạt.

Hạn chế cho bé dùng đá lạnh, ăn kem hoặc uống nước lạnh. Đây được coi là một trong những món ăn khoái khẩu của các bé. Các loại nước uống và đồ ăn lạnh nếu được dùng thường xuyên sẽ gây chứng viêm họng cho bé.

Những tác nhân từ môi trường xung quanh như khói thuốc lá, khói than tổ ong, bụi bẩn, lông chó (mèo), phấn hoa… cũng khiến tình trạng viêm họng của bé trầm trọng hơn.

Viêm phế quản cũng là bệnh trẻ hay mắc phải khi giao mùa. Khi thời tiết chuyển sang nhưng ngày lạnh, bé cần được giữ ấm cơ thể nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu khi thời tiết giao mùa.

Mặc ấm cho bé bằng 2, 3 cái áo mỏng và thường xuyên kiểm tra lưng bé để có thể lau mồ hôi kịp thời, không để bé bị nhiễm lạnh do mồ hôi gây ra.

Khi đi ra khỏi nhà, “trang bị” cho bé áo ấm, khăn quàng cổ, găng tay, tất chân, khẩu trang, mũ ấm.

Trẻ nhỏ có tật hay đá tung chăn màn, vì vậy hàng đêm mẹ nên thường xuyên dậy kiểm tra để đắp chăn cho bé, điều này giúp bé tránh bị cảm lạnh trong khi ngủ do không đủ ấm.

Đối với trẻ những tháng đầu đời thì hãy cho con bú sữa mẹ. Trẻ bắt đầu ăn dặm được thì nên bổ sung nhiều rau, hoa quả và cho trẻ ăn chín.

Các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho bé như các loại thịt đỏ, thịt gà, trứng…sữa và các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi cũng rất tốt cho bé.

Nếu thời tiết chuyển lạnh hãy cho bé ăn uống các loại thức ăn khi còn nóng ấm, không nên cho bé ăn đồ lạnh hoặc những thức ăn để ngoài trời quá lâu như vậy sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của con và con và còn có thể gây cho bé nhiều nguy hiểm. Nên cho bé uống một chút mật ong pha với nước ấm vào buổi sáng nếu bé đã trên một tuổi hoặc cho bé uống sữa ấm trước khi đi ngủ để con có giấc ngủ sâu và có sức đề kháng được tốt hơn rất nhiều.

Khi tắm cho bé cũng rất cần được chú ý bởi thời tiết thay đổi như từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng thì bố mẹ cũng nên tắm cho bé bằng nước ấm, không nên tắm bằng nước lạnh cho trẻ hay dùng nước nóng quá vừa gây hại cho làn da của con và làm cho bé dễ bị nhiếm lạnh. Nên tắm cho bé ở nơi kín gió và có thể tắm cho bé trong môi trường có nhiều nước như chậu tắm lớn hoặc bể bơi cho bé, những nơi có nhiều nước thì nhiệt độ thường xuống chậm và giúp con không cảm thấy lạnh khi tắm.

Xem thêm video:

[mecloud]Okm87aTSmA[/mecloud]

Lê Vy (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news