Tin mới

Bị trúng tên suýt chết nhưng Thành Cát Tư Hãn vẫn trọng dụng kẻ thù vì lý do bất ngờ

Thứ ba, 31/07/2018, 19:19 (GMT+7)

Khác biệt so với nhiều thủ lĩnh quân sự nổi tiếng trên thế giới, Thành Cát Tư Hãn quyết trọng dụng kẻ bắn mình vì lý do không phải ai cũng nhìn ra.

Khác biệt so với nhiều thủ lĩnh quân sự nổi tiếng trên thế giới, Thành Cát Tư Hãn quyết trọng dụng kẻ bắn mình vì lý do không phải ai cũng nhìn ra.

Sớm tự lập, chinh chiến để sinh tồn và hiện thực hóa tham vọng thống nhất các bộ tộc ở , đã cho thấy sự xuất chúng và nhãn quan tuyệt vời. Không những hoàn tất việc thống nhất Mông Cổ, vị khả hãn tài ba này còn chinh phục thành công tới một nửa thế giới.

Trên hành trình nỗ lực chiến đấu vì tham vọng đó, Thành Cát Tư Hãn đã từng suýt chết vì ngựa chiến của ông bị bắn bằng một mũi tên ở phía sau trong một trận đánh với bộ tộc Tần Diệc Xích Ngột đối địch vào năm 1201.

Tuy nhiên, sau đó thay vì giết chết hung thủ, ông lại có một quyết định mang tính bước ngoặt và khác biệt rất nhiều so với các vị thủ lĩnh. Đó là trọng dụng cựu thù.

Cụ thể, khi giành chiến thắng, Thành Cát Tư Hãn đã dành thời gian trò chuyện với các tù binh Tần Diệc Xích Ngột và bất ngờ yêu cầu họ khai ra người nào đã bắn mũi tên hiểm hóc trên.

Bị trúng tên suýt chết nhưng Thành Cát Tư Hãn vẫn trọng dụng kẻ thù vì lý do bất ngờ - Ảnh 1.

Không những tha mạng cho người suýt bắn chết mình, Thành Cát Tư Hãn còn cho người này gia nhập đại quân của ông và trở thành một trong những đại tướng xuất sắc nhất của đế quốc Mông Cổ. Ảnh minh họa

Một người tù binh đã can đảm đứng dậy và thừa nhận chính mình là cung thủ bắn mũi tên khiến Thành Cát Tư Hãn suýt chết, thậm chí người này còn nói thêm rằng bản thân không sợ cái chết và số phận của anh đang nằm trong tay ông.

Đánh giá cao về sự dũng cảm và gan dạ của người cung thủ trẻ tuổi, vị khả hãn vĩ đại của Mông Cổ không những quyết định tha thứ mà còn bổ nhiệm "hung thủ" suýt giết chết ông vào vị trí chỉ huy trong quân đội của mình.

Đặc biệt, đích thân ông đã đặt biệt danh cho cựu thù của mình với cái tên "" (có nghĩa là mũi tên trong tiếng Mông Cổ) để kỷ niệm cuộc gặp gỡ ấn tượng và không kém phần nguy hiểm của hai người trên chiến trường.

Quyết định trọng dụng "cựu thù", tiết lộ nhãn quan tuyệt vời của Thành Cát Tư Hãn

Triết Biệt sau đó lập được rất nhiều công lao to lớn và trở thành một trong những vị tướng quân xuất chúng bậc nhất trong đại quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn. Nổi tiếng với tài nghệ bắn tên bách phát bách trúng, Triết Biệt đi theo vị khả hãn mà ông luôn tôn trọng và trung thành, giành được rất nhiều thắng lợi trên các chiến trường.

Cùng với Tốc Bất Đài, Triết Biệt trở thành hai vị tướng tài ba vô cùng đắc lực của đế quốc Mông Cổ, trợ giúp Thành Cát Tư Hãn chinh phục khắp Á-Âu, đặc biệt giành nhiều chiến thắng vang đội trên hành trình chinh phạt Trung Á và Đông Âu.

Bị trúng tên suýt chết nhưng Thành Cát Tư Hãn vẫn trọng dụng kẻ thù vì lý do bất ngờ - Ảnh 2.

Người tù binh năm nào đã trở thành một trong những cánh tay đắc lực nhất của Thành Cát Tư Hãn trên hành trình chinh phạt khắp Á-Âu. Ảnh: Internet

Một trong những thắng lợi cho thấy tài cầm quân hơn người của Triết Biệt không thể không nhắc tới trận đánh phá tan 8 vạn liên quân Nga (lực lượng đông hấp 4 lần quân Mông Cổ) bên bờ sông Kalka vào năm 1223.

Kể từ lần đầu gặp gỡ trong tình huống là kẻ địch của nhau và thậm chí suýt chết, nhưng Thành Cát Tư Hãn đã không màng tới những nghi ngại, ông quyết trọng dụng "cựu thù" vì sớm nhận ra tài năng tuyệt vời ở con người này. Trong suốt quá trình vào sinh ra tử, chinh chiến khắp Á-Âu, Triết Biệt là một minh chứng tuyệt vời cho thấy khả năng phát hiện người tài của Thành Cát Tư Hãn.

Bị trúng tên suýt chết nhưng Thành Cát Tư Hãn vẫn trọng dụng kẻ thù vì lý do bất ngờ - Ảnh 3.

Triết Biệt không những có tài bắn tên thiện xạ mà còn có đầu óc tư duy chiến thuật vô cùng nhạy bén, rất gan dạ, có tài cầm quân trong từng trận chiến.

Quyết định của vị khả hãn này đã mang lại cho đại quân Mông Cổ một vị tướng xuất chúng và làm nên được những kỳ tích hiếm có trong lịch sử, đó là chinh phạt và làm chủ một vùng lãnh thổ đất liền rộng lớn chỉ trong thời gian ngắn ngủi.

Vị tướng Triết Biệt sau đó qua đời trên đường đánh đại công quốc trung cổ Kievan Rus ở châu Âu vào năm 1225.

Trong quá trình lên kế hoạch và xây dựng, đào tạo đại quân Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn luôn chú trọng không chỉ là yếu tố kỷ luật, cách rèn luyện, tổ chức quy củ, ông còn rất giỏi phát hiện người tài và thường thăng chức, trọng dụng các chỉ huy quân đội dựa trên chính trình độ và kinh nghiệm của họ mà không bận tâm tới đẳng cấp hay xuất xứ trước đây.

Có lẽ chính nhờ khả năng quan sát nhạy bén đã giúp Thành Cát Tư Hãn tạo nên một đại quân Mông Cổ "bất khả chiến bại", luôn trung thành và cùng với ông lập nên những kỳ tích quân sự vô tiền khoáng hậu.

Thành Cát Tư Hãn (1162-1227) là người sáng lập ra Đế chế Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc ở vùng đông bắc châu Á năm 1206.

Vị Khả hãn Mông Cổ này được coi là một trong những nhà lãnh đạo, nhà quân sự lỗi lạc và có vai trò rất quan trọng trong lịch sử thế giới. Lãnh thổ Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn trị vì trải rộng từ Á sang Âu, bao gồm nhiều khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Hungary, Đông Âu,...

Tham khảo ảnh/nguồn: About-History, Warhistoryonline

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news