Tin mới

Bão Thần Sấm: Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi công điện tới các trường học

Thứ sáu, 18/07/2014, 11:01 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trước cơn bão Rammasun sắp đổ bộ vào đất liền, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã gửi công văn tới các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên các các tỉnh Bắc Bộ về việc phòng chống bão Rammasun.

 

 

(Tinmoi.vn) Trước cơn bão Rammasun sắp đổ bộ vào đất liền, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã gửi công văn tới các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên các các tỉnh Bắc Bộ về việc phòng chống bão Rammasun.

Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên và các tỉnh Bắc Bộ, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức bộ phận trực ban, huy động lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra. 

Các đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác trực ban, huy động các nguồn lực theo phương châm 4 tại chỗ; liên hệ và phối hợp chặt chẽ với ban phòng chống lụt bão địa phương sẵn sàng phối hợp để ứng phó với các tình huống thiên tai; theo sát diễn biến mưa, bão, đặc biệt đề phòng lũ quét và sạt lở đất để có biện pháp ứng phó kịp thời; kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở vật chất của đơn vị để có biện pháp phòng tránh hiệu quả, đặc biệt là các công trình đang thi công dở dang, các công trình trọng yếu, có độ an toàn thấp, các công trình vừa bị hư hỏng, thiệt hại do thiên tai gây ra.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý chú trọng đến các phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, thư viện, phòng học bộ môn, các xưởng thực hành; có biện pháp sơ tán ngay các trang thiết bị dạy học, các kho sách đến những nơi an toàn, tránh ngập nước.

Các đơn vị trực thuộc chuẩn bị tốt công tác phòng chống mưa lũ, bão, sạt lở bờ sông, suối, sạt lở núi, lên phương án chằng, chống các công trình trường, lớp học, dừng các hoạt động hè tại các cơ sở giáo dục trong thời gian mưa bão; chuẩn bị tốt các phương án ứng phó trước, trong và sau mưa lũ, lụt bão, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để có phương án làm vệ sinh môi trường trường học, chuẩn bị phương án cung ứng đủ thiết bị dạy học và sách giáo khoa cho năm học mới.

Các đơn vị chủ động phối hợp với Hội Phụ nữ, Hội Khuyến học, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng các đơn vị trong ngành đảm bảo “3 đủ”, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh khó khăn, chịu ảnh hưởng do mưa lũ gây ra.

Nội dung toàn bộ công điện ghi rõ:

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, dự báo trong 24 giờ tới, cơn bão Rammasun sẽ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km. Chiều ngày 16/7, bão Rammasun sẽ đi vào biển Đông.

Đây là cơn bão mạnh, di chuyển nhanh, có khả năng đổ bộ vào đất liền gây mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ và còn diễn biến phức tạp.

Để chủ động đối phó với diễn biến của Bão, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 02 về cơn bão Rammasun gửi các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên và các tỉnh Bắc Bộ.

Thực hiện Công điện của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GD&ĐT, các đại học, học viện, viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ trên địa bàn các tỉnh, thành phố ven biển tử Quảng Ninh đến Phú Yên và các tỉnh Bắc Bộ:

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức bộ phận trực ban, huy động lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra;

Thực hiện nghiêm túc công tác trực ban, huy động các nguồn lực theo phương châm 4 tại chỗ; liên hệ và phối hợp chặt chẽ với ban phòng chống lụt bão địa phương sẵn sàng phối hợp để ứng phó với các tình huống thiên tai;

Theo sát diễn biến của mưa, bão, đặc biệt để phòng chống lũ quét và sạt lở đất để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở vật chất của đơn vị để có biện pháp phòng tránh hiệu quả, đặc biệt là các công trình đang thi công dở dang, các công trình trọng yếu, các công trình có độ an toàn thấp, các công trình vừa bị hư hỏng, thiệt hại do thiên tai gây ra;

Chú trọng đến các phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, thư viện, phòng học bộ môn, các xưởng thực hành; có biện pháp sơ tán ngay các trang thiết bị dạy học, các kho sách đến những nơi an toàn, tránh ngập nước.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị tốt công tác phòng chống mưa lũ, bão, sạt lở bờ sông, suối, sạt lở núi, lên phương án chằng, chống các công trình trường, lớp học, dừng các hoạt động hè tại các cơ sở giáo dục trong thời gian mưa bão;

Chuẩn bị tốt các phương án ứng phó trước, trong và sau mưa lũ, lụt bão, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để có phương án làm vệ sinh môi trường trường học, chuẩn bị phương án cung ứng đủ thiết bị dạy học và sách giáo khoa cho năm học mới.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với Hội phụ nữ, Hội khuyến học, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng các đơn vị trong ngành đảm bảo “3 đủ”, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh khó khăn, chịu ảnh hưởng do mưa lũ gây ra.

Các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo. Ngoài việc báo cáo nhanh về Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão địa phương và Bộ GD&ĐT theo quy định, còn phải báo cáo những tình huống phát sinh, những sự cố bất thường xảy ra trong mưa, bão, lũ, lụt để kịp thời chỉ đạo, xử lý.

Video bạn có thể quan tâm trên tinmoi.vn: Clip 'Tôi cũng trượt đại học'

 

 

Lê Vy

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news