Tin mới

"Bộ trưởng Công thương trả lời lưu loát nhưng còn né tránh trách nhiệm"

Thứ ba, 15/11/2016, 11:34 (GMT+7)

Đó là nhận xét của TS Nguyễn Đăng Nghĩa về phần chất vấn Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nửa đầu buổi sáng nay.

Đó là nhận xét của TS Nguyễn Đăng Nghĩa về phần chất vấn Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nửa đầu buổi sáng nay. 

Cụ thể, đổi trên VTV trong giờ nghỉ giải lao sau phần chất vấn, trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương nửa đầu buổi sáng nay (15/11), TS Nguyễn Đăng Nghĩa cho rằng phần trả lời của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: "thuộc bài chứ chưa xứng tầm Bộ trưởng", "trả lời lưu loát nhưng né tránh trách nhiệm, quy chụp cho địa phương".

"Phần trả lời của Bộ trưởng nghiêng về giải trình hơn là giải pháp, trong khi đó cử tri cần giải trình ít thôi, giải pháp nhiều hơn", ông Nghĩa nói thêm. 

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trong phiên chất vấn sáng nay

Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Sỹ Dũng, trách nhiệm của Bộ trưởng khi trả lời chất vấn là cần làm rõ trách nhiệm giải trình, cố gắng giải trình cho rõ vấn đề cử tri quan tâm.  

Phiên chất vấn Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh bắt đầu lúc 8h30 sáng nay (15/11). Sau bài phát biểu ngắn của Bộ trưởng, các đaị biểu bắt đầu phần chất vấn. Các dự án nghìn tỷ "đắp chiếu", an toàn thủy điện xả lũ, hàng giả, bán hàng đa cấp ... là những vấn đề được nhiều độc giả chất vấn. 

Dự án nghìn tỷ "đắp chiếu": Có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự

Mở đầu phần chất vấn, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) đặt câu hỏi: Đề nghị Bộ trưởng làm rõ những sai phạm trong quản lý điều hành doanh nghiệp, dẫn đến các siêu dự án không đạt hiệu quả kinh tế?

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương đã có đánh giá sơ bộ về 5 dự án đầu tư từ 2008 đến nay trong nhiều lĩnh vực: xơ sợi, xăng sinh học, gang thép... Từng lĩnh vực và dự án cụ thể đều có phân tích theo tính chất đặc thù của ngành nên đánh giá chung thì rất khó.

Các dự án này cũng có điểm chung là thị trường thế giới biến động: dầu thô từ mức hơn 100 USD một thùng tới hơn 170 USD một thùng, hiện nay chỉ còn trên dưới 40 USD một thùng... đã ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của dự án. 

Cũng theo Bộ trưởng Tuấn Anh, các dự án này hiện nay hiệu quả kinh tế đều không còn, dù có vận hành thương mại cũng không đủ cạnh tranh, thậm chí nhiều dự án Doanh thu không đủ bù chi phí.

Về giải pháp với các dự án này, Bộ trưởng Tuấn Anh cho rằng phải đảm bảo mục tiêu bảo toàn vốn, bảo vệ lợi ích tài sản, Nhà nước. Các giải pháp cũng phải phù hợp nguyên tắc thị trường và cam kết quốc tế.

"Có thể tính tới bán dự án, thậm chí tuyên bố phá sản nếu cần thiết", ông nói và cho biết thêm, Bộ đã báo cáo Chính phủ và sau cuộc họp này Chính phủ sẽ đưa ra quyết định cụ thể.

Về trách nhiệm của các bên liên quan trong đầu tư, quản lý và vận hành các dự án này, ông Anh cho rằng không loại trừ có sự cố tình làm sai. 

"Các hành vi vi phạm pháp luật và cố tình làm sai trong quản trị, quản lý các dự án sẽ bị xử lý nghiêm, thậm chí có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự", Bộ trưởng Tuấn Anh khẳng định.

"không đánh đổi môi trường để lấy những dự án công nghiệp bằng mọi giá"

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền, Phú Yên đặt câu hỏi: Sự cố Formosa vừa xảy ra, Bộ đã phê duyệt ngay dự án thép Cà Ná mặc dù có nhiều ý kiến phản đối. Có hay không việc xuất hiện lợi ích nhóm trong việc phê duyệt dự án? Có hay không chuyện Bộ chạy theo doanh nghiệp để làm dự án, bất chấp việc hủy hoại môi trường và đánh đổi cuộc sống của người dân?

Bộ trưởng lý giải, trữ lượng quặng sắt của Việt Nam là 1,5 tỷ tấn nhưng hàng năm Việt Nam cũng phải nhập khẩu khoảng 3 tỷ USD các sản phẩm sắt thép, dự kiến sẽ tăng lên khoảng 15 tỷ USD mỗi năm.  Hiện nay thép thô để phục vụ các nhu cầu của nên kinh tế Việt Nam chưa có. Quy mô các dự án thép còn ở mức nhỏ. Mỏ sắt Thạch Khê có thể đóng góp khoảng 0,3-0,4% điểm GDP. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đảm bảo lượng thép thô nhất định để phát triển công nghiệp cơ bản, quốc phòng. Đây cũng là quan điểm của Chính phủ. 

"Tất nhiên tôi khẳng định một lần nữa chúng ta không đánh đổi môi trường để lấy những dự án công nghiệp bằng mọi giá. Tôi cũng khẳng định một lần nữa không có lợi ích nhóm ở đây", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Vị tư lệnh ngành Công Thương cũng khẳng định, các quy hoạch được làm đầy đủ quy trình thủ tục. Dự án Thép Cà Ná được phê duyệt từ lâu nhưng về sau chủ đầu tư cũ không đảm bảo tài chính nên bị loại ra khỏi quy hoạch. Đến cuối năm 2015 Tập đoàn Tôn Hoa Sen đã xin chủ trương đầu tư. Bộ Công Thương căn cứ yêu cầu và dựa trên sự làm việc. 

"Tôi xin báo cáo Quốc hội đây mới là điều chỉnh về quy hoạch, chứ không phải dự án đầu tư đã được phê duyệt. Dự án đã được xem xét cẩn trọng và đầy đủ quy trình và đã được phê duyệt về quy hoạch. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng giao Bộ, ngành để xem xét các vấn đề khác sẽ được xem xét thẩm định, phê duyệt thì khi đó dự án mới có hiệu quả về mặt pháp lý", ông Tuấn Anh cho hay. 

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news