Tin mới

Bơm hóa chất độc hại vào sừng để cứu tê giác khỏi tuyệt chủng

Thứ năm, 16/04/2015, 14:27 (GMT+7)

Để cứu tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng, các chuyên gia đã bơm một loại chất độc không gây hại cho tê giác nhưng có thể gây hại cho người sử dụng sừng tê giác.

Để cứu tê giác khỏi nguy cơ tuyệt chủng, các chuyên gia đã bơm một loại chất độc không gây hại cho tê giác nhưng có thể gây hại cho người sử dụng sừng tê giác.

 

Bơm chất độc để cứu tê giác khỏi tuyệt chủng (Ảnh Dân trí).

Như tin tức báo Tri thức trực tuyến đã đưa, một trang tin khoa học hàng đầu dẫn các nghiên cứu khẳng định, sừng tê giác hoàn toàn không có giá trị y khoa. Nó được cấu thành từ chất sừng, giống với móng chân, móng tay của con người. Chính vì vậy, sừng tê giác hoàn toàn không có giá trị chữa bệnh.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin vào tác dụng thần kỳ của sừng tê giác ở các nước châu Á, điển hình là Trung Quốc và Việt Nam vô tình đẩy loài động vật này đến bờ vực của sự tuyệt chủng.

Theo số liệu được đưa ra tại buổi đối thoại giữa các phóng viên thông tấn báo chí và TS Lorinda Hern đại diện cho Rhino Rescue Project (Dự án Giải cứu tê giác) vào ngày 15/4 tại TP HCM được báo Dân trí dẫn lại, chỉ tính riêng trong năm 2014 đã có tới 1.200 con tê giác chết do nạn săn bắt ở Nam Phi. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc lại tăng theo cấp số nhân. Nếu không có giải pháp nhăn chặn kịp thời, sự tuyệt chủng của tê giác là cái kết không thể tránh khỏi.

Chính vì lẽ đó, các tổ chức bảo tồn đã hợp tác với chính phủ Việt Nam để khởi động chiến dịch kéo bơm hóa chất độc hại vào sừng cá thể tê giác, nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với giá trị thực của sừng tê giác.

Theo bác sĩ Charles Van Niekerk, Giám đốc điều hành của Tổ chức Động vật hoang dã: “Chất ectoparasiticides trên hạng mục đăng ký sử dụng không dành cho mục đích sử dụng của con người vì sự độc hại. Tuy nhiên, với tê giác chất này là vô hại, ectoparasiticides và thuốc nhuộm không phai màu sẽ làm nhiễm độc sâu và làm bẩn sừng tê giác, khiến nó không còn hữu dụng cho việc chữa bệnh cũng như trang trí”.

Bác sĩ Charles cho biết thêm, không gây hại cho tê giác nhưng ectoparasiticides có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng sừng tê giác đã bị bơm loại chất này.

“Đừng nên tin vào những bọn săn trộm, chúng chỉ muốn kiếm tiền và không quan tâm nếu ai đó bị tổn hại từ chất độc được bơm vào sừng tê giác. Đừng mạo hiểm sức khỏe của bạn cho những thứ không đáng”, Đại diện Dự án Giảo cứu tê giác nhấn mạnh.

Minh Anh

 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: tế giác