Tin mới

Các bên điều tra MH17 có “thỏa thuận bí mật”

Thứ bảy, 22/11/2014, 09:17 (GMT+7)

Chính phủ Hà Lan đã từ chối tiết lộ chi tiết của thỏa thuận bí mật giữa các nước thành viên của Nhóm phối hợp điều tra vụ rơi máy bay MH17. Nếu các nước tham gia điều tra, trong đó có Ukraine không muốn thông tin được tiết lộ thì nó sẽ được giữ kín.

Chính phủ Hà Lan đã từ chối tiết lộ chi tiết của thỏa thuận bí mật giữa các nước thành viên của Nhóm phối hợp điều tra vụ rơi máy bay MH17. Nếu các nước tham gia điều tra, trong đó có Ukraine không muốn thông tin được tiết lộ thì nó sẽ được giữ kín.

 

Hiện trường vụ rơi máy bay MH17

Trang Elsevier của Hà Lan đã yêu cầu Bộ An ninh và Tư pháp Hà Lan tiết lộ thỏa thuận của Nhóm phối hợp điều tra (JIT) cùng với 16 tài liệu khác theo Luật tự do thông tin của nước này. JIT gồm 4 nước là Hà Lan, Bỉ, Australia và Ukraine đã tiến hành điều tra thảm họa MH17, nhưng lại không có Malaysia. Hãng Malaysia Airlines là nhà điều hành chuyến bay đã bị chỉ trích vì bay qua vùng chiến sự.

Thỏa thuận giữa 4 quốc gia và Cơ quan Truy tố công cộng Hà Lan đảm bảo rằng tất cả các bên tham gia có quyền giữ bí mật. Điều này có nghĩa là nếu bất kỳ bên nào thấy rằng những bằng chứng có thể gây bất lợi cho họ thì họ được quyền giữ bí mật.

“Tất nhiên, đây là một tình huống không thể tin được: làm thế nào mà Ukraine, một bên bị nghi ngờ lại có được thỏa thuận như vậy?”, Jan Fluitketel, một công dân Hà Lan viết trên tờ Malaysia Today.

Mặc dù vụ tai nạn xảy ra từ ngày 17/6 ở miền Đông Ukraine, cho đến nay vẫn có  rất ít thông tin về những nguyên nhân có thể xảy ra được tiết lộ. Tuy nhiên, thay vì cung cấp cho công chúng cái nhìn thiết thực hơn về cuộc điều tra thì Bộ An ninh và Tư pháp Hà Lan lại lo lắng bảo vệ các thành viên của cuộc điều tra.

 

“Tôi tin rằng mối quan tâm này (quan hệ quốc tế) còn quan trọng hơn việc công bố thông tin rất nhiều vì đó là một cuộc điều tra đặc biệt về một sự kiện đặc biệt nghiêm trọng”, Bộ này nói thêm.

 

Lý do khác được đưa ra khi yêu cầu bị từ chối đó là để bảo vệ các kỹ thuật và chiến thuật điều tra cũng như nêu tên các quan chức tham gia cuộc điều tra. Bộ An ninh, Tư pháp Hà Lan nói rằng sẽ là vi phạm quyền riêng tư nếu họ tiết lộ những điều trên. “Nếu thông tin được pháp hành sau đó những thông tin nhạy cảm sẽ truyền đi giữa các nước, các tổ chức, có thể họ sẽ chia sẻ những thông tin ấy trong tương lai”.

Nghị sĩ Pieter Omtzigt, một thành viên của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo đã từng yêu cầu chính phủ công bố thông tin cho công chúng: “Chúng tôi không biết Hà Lan đã cam kết những gì. Chính phủ không công bố thỏa thuận cũng không đưa ra trước quốc hội khi chúng tôi yêu cầu. Đó là điều hoàn toàn bình thường khi mà Hà Lan hợp tác cùng các quốc gia khác trong một cuộc điều tra phức tạp”.

Malaysia là quốc gia duy nhất đã đàm phán trực tiếp với lực lượng dân quân chống Kiev ở miền Đông Ukraine trong khi Đại sứ nước này tại Hà Lan đã thể hiện sự không hài lòng vì nước ông không được tham gia JIT. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã tới Kuala Lumpur vào ngày 5/11 song Malaysia cho biết họ vẫn không được mời tham gia điều tra.

“Đầy tiên, phải để chúng tôi gia nhập JIT nếu không sẽ rất khó để chúng tôi hợp tác điều tra”, Tổng Thanh tra Cảnh sát Malaysia, ông Khalid Abu Bakar nói với tờ New Straits Times.

Một báo cáo sơ bộ của Ban An toàn Hà Lan được đưa ra hồi tháng 9 cho biết MH17 đã bị tổn thương cấu trúc do bị tấn công bởi một vật có năng lượng lớn từ bên ngoài.

Các nhà điều tra Hà Lan nói thêm rằng “không có dấu hiệu cho thấy” thảm kịch này là do “lỗi kỹ thuật hay do phi hành đoàn”.

Bảo Linh (tin tức RT)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Báo Nga: "Phương Tây nên giữ lấy răng vì ngụy tạo vụ MH17"

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Zvezda, các chuyên viên quân sự Nga cho rằng, báo cáo sơ bộ mới công bố của nhóm nghiên cứu quốc tế điều tra vụ máy bay MH17 bị bắn hạ rất giống với lối điều tra của WADA về các vận động viên Nga tại Olympic và Paralympic.