Tin mới

Cách phân biệt rắn độc và sai lầm khi sơ cứu người bị rắn cắn

Thứ sáu, 17/10/2014, 10:21 (GMT+7)

Người bị rắn cắn có thể tử vong nhanh nhất trong vòng 90 phút sau khi bị nọc độc rắn đi vào máu. Điều tối quan trọng là phải sơ cứu đúng cách và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế kịp thời để bảo toàn tính mạng. Đồng thời cũng phải nhận diện đúng vết cắn của rắn độc hay rắn không độc.

Người bị rắn cắn có thể tử vong nhanh nhất trong vòng 90 phút sau khi bị nọc độc rắn đi vào máu. Điều tối quan trọng là phải sơ cứu đúng cách và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế kịp thời để bảo toàn tính mạng. Đồng thời cũng phải nhận diện đúng vết cắn của rắn độc hay rắn không độc.

Cách phân biệt rắn độc và rắn không độc

- Rắn có độc

 Đây là loại rắn nguy hiểm và thường gây ra các hiện tượng phản ứng ngay lập tức hoặc để vài giờ bệnh nhân có triệu chứng miệng bị cứng lại, mắt mờ, ứ đọng đờm nhớt, nôn ra máu… Nhìn vào vết thương sẽ thấy 2 vết răng nanh, mỗi răng cách nhau khoảng 5mm và một số vết răng nhỏ.

     

Rắn độc cắn để lại 2 răng nanh rõ rệt trên vết cắn và có thể gây tử vong sau vài giờ (ảnh minh hoạ)

- Rắn không độc

 Không gây ra phản ứng cho nạn nhân. Nhìn vào vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và đặc biệt không có răng nanh.

Sơ cứu nạn nhân khi bị rắn cắn

Nhiều người nghĩ rằng cho điện giật nạn nhân để làm ngưng sự di chuyển của nọc độc vào cơ thể nhưng đây là cách cực nguy hiểm cho tính mạng của người bị rắn cắn. Đồng thời, các bác sĩ BV Bạch Mai, Hà Nội cũng khẳng định rằng chưa có nghiên cứu nào về tác dụng chữa rắn cắn của phương pháp này.

Xem video: Cách sơ cứu người bị rắn độc cắn

 

 

Người bị rắn cắn có thể tử vong nhanh nhất trong vòng 90 phút sau khi bị nọc độc rắn đi vào máu. Điều tối quan trọng là phải sơ cứu đúng cách và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế kịp thời để bảo toàn tính mạng. Đồng thời cũng phải nhận diện đúng vết cắn của rắn độc hay rắn không độc.

Theo khuyến cáo tại trang thông tin BV Bạch Mai (Hà Nội), khi có người bị rắn độc cắn, điều đầu tiên cần nghĩ là làm sao cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, nhờ đó nạn nhân có đủ thời gian để kịp được vận chuyển đến cơ sở y tế khi chưa có biểu hiện ngộ độc.

Đồng thời, không để bệnh nhân tự đi lại; áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường). Việc làm này để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.

 Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm. Cách tốt nhất là cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Sau đó, vận chuyển bệnh nhân nhanh nhất có thể đến cơ sở y tế. Nếu bệnh nhân khó thở, khẩn trương hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).

Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ cho biết, nọc độc xâm nhập vào cơ thể theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Con đường vận chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động. Nếu nạn nhân, đặc biệt vùng cơ thể bị cắn không hạn chế vận động thì nọc sẽ xâm nhập nhanh hơn.

Nếu nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

Thoa Nguyễn

Tổng hợp/ Theo Nguoiduatin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news