Tin mới

Cách phát hiện lời nói dối của trẻ ở từng độ tuổi

Thứ năm, 13/08/2015, 09:42 (GMT+7)

Bé 2-3 tuổi nói dối như một lý do "chạy tội" còn lời nói dối của trẻ lớn hơn lại tinh vi hơn.

Bé 2-3 tuổi nói dối như một lý do "chạy tội" còn lời nói dối của trẻ lớn hơn lại tinh vi hơn.

[mecloud]LApFPkE62R[/mecloud]

Lời nói dối của bé 2-3 tuổi

Bé 2-3 tuổi thường rất ngô nghê, nói dối như một lý do “chạy tội” hoặc để đạt được một điều gì đó cho mình. Một bà mẹ kể: "Tôi mới bắt đầu luyện cho bé ngồi bô. Một lần, tôi thấy đũng quần của bé bị ướt rất đáng ngờ. Tôi hỏi có phải bé tè ra quần không? Con bé ngây ngô trả lời: ‘Không đâu mẹ. Có một con sư tử đến và liếm vào đũng quần của con". 

Ở độ tuổi này bạn trừng phạt trẻ không mấy hiệu quả và khả thi. Vì lúc này, bé chưa nhận thức được đó là điều sai trái. Nếu bạn nói với bé một cách giận dữ “Có phải con làm vỡ bình hoa không?”, chắc chắn trẻ sẽ nói dối bạn để chạy tội là khá cao. Thay vì vậy, bạn nên mở đầu câu chuyện với câu như “Nhìn xem, cái bình vỡ mất rồi”.

Cách phát hiện lời nói dối của trẻ ở từng độ tuổi
 

Nếu trừng phạt bé 'mạnh tay', nhiều khả năng bé sẽ nói dối một lần nữa, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Thay vào đó, hãy ca ngợi hành vi tốt và giảm thiểu hành vi xấu ở bé. Cố gắng là tấm gương trung thực cho con. 

Theo các chuyên gia, ở lứa tuổi này, các bé rất khó phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng. Trong suy nghĩ của bé, ý tưởng về một con sư tử liếm đũng quần là hoàn hảo và giúp bé thoát khỏi phiền phức. Vì vậy mẹ chỉ cần nói rằng: "Chuyện của con buồn cười quá nhưng mẹ nghĩ đó không phải là điều xảy ra" rồi rời đi hoặc giúp bé thay quần. 

Lời nói dối ở bé 4-5 tuổi 

Đến 4-5 tuổi, lời nói dối ở bé trở nên tinh vi hơn. Ở tuổi này tưởng tượng vẫn là điều quan trọng. Nhiều bé thích hư cấu lên những câu chuyện mà bé cảm thấy thích. Bạn cũng đừng quá ngạc nhiên hay phản ứng thái quá nếu con giới thiệu một người bạn tưởng tượng của mình với bạn. Nó không hẳn là một lời nói dối. 

Một lần nữa, điều quan trọng là không phản ứng thái quá với những lời không trung thực kiểu này. Nhưng cần giúp bé hiểu, nói dối để muốn tránh rắc rối là không chấp nhận được. 

Chỉ là con bạn thật sự coi thế giới tưởng tượng của bé là thế giới thật. Chuyện này hoàn toàn bình thường và nếu bé cảm thấy vui vẻ với những người bạn tưởng tượng của mình, mẹ không cần phải quá lo lắng. Thậm chí, nếu tỏ ra coi thường hoặc lạnh lùng với “bạn” của con, bé sẽ biến tấu thêm nhiều ý tưởng mới. 

Trẻ học tiểu học 

Những lời nói dối của trẻ tiểu học thường mang mục đích che giấu, làm cho câu chuyện dễ hiểu hơn… Tuy nhiên, tất cả thường là những lời nói dối vô hại, không nhằm mục đích xấu mà chỉ mong muốn được lợi cho bé. Chẳng hạn, nếu bé thường gặp khó khăn với môn toán, rất có thể bé sẽ về nhà và nói rằng mình hoàn toàn không có bài tập về nhà. 

Cách phát hiện lời nói dối của trẻ ở từng độ tuổi
 

Bạn nên tìm hiểu lý do của bé và đặt mình vào vị trí của con để suy nghĩ.

Tuổi dậy thì 

Một lời nói dối thường xuyên về công việc nhà, bài tập hay việc đáng răng mỗi tối là điều thường thấy khi trẻ đến tuổi dậy thì. Một số trường hợp nói dối là do bé cảm thấy căng thẳng, lo lắng. Lúc này cha mẹ có thể nói chuyện với con về những hậu quả mà lời nói dối mang lại. 

Tường Vy (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news