Tin mới

Cách sơ cứu khi bị bỏng bạn cần biết nếu muốn sống sót sau tai nạn

Thứ năm, 17/11/2016, 17:58 (GMT+7)

Khi bị bỏng, một trong những điều quan trọng nhất là phải sơ cứu người bị nạn. Trong bài viết này Tinmoi.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc một số cách sơ cứu khi bị bỏng giúp ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Khi bị bỏng, một trong những điều quan trọng nhất là phải sơ cứu người bị nạn. Trong bài viết này Tinmoi.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc một số cách sơ cứu khi bị bỏng giúp ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Cách sơ cứu khi bị bỏng bạn cần biết.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc bạn bị bỏng như: nổ boot điện, nổ bình ga, hỏa hoạn... tùy vào mức độ mà người gặp nạn phải điều trị bằng những phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên điều quan trọng hơn cả là cần có những biện pháp sơ cứu khi bị bỏng.

CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ BỎNG BẠN CẦN PHẢI BIẾT

Có 3 cấp độ bỏng khác nhau gồm: Bỏng cấp độ 1, Bỏng cấp độ 2 và Bỏng cấp độ 3. Biểu hiện, dấu hiệu nhận biết cụ thể như sau:

- Bỏng mức độ 1: Da bị đỏ, đau, sưng nhẹ. Vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên và da trên vết bỏng sẽ lột sau 1-2 ngày.

- Bỏng mức độ 2: Vết bỏng này dày hơn, rất đau và tạo mụn nước trên da. Da rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ.

- Bỏng mức độ 3: Gây tổn thương cho tất cả lớp da, da chuyển màu trắng hoặc cháy xém. Vết bỏng có thể đau rất ít hoặc không đau vì dây thần kinh và mô da đã bị tổn thương.

1. Cách sơ cứu khi bị bỏng cấp độ 1

Khi bị bỏng cấp độ 1 - cấp độ nhẹ nhất, vết thương sẽ tự lành trong khoảng từ 3-6 ngày. Do nhẹ nhất nê cách sơ cứu cũng khá dễ thực hiện.

Hướng dẫn sơ cứu khi bị bỏng cấp độ 1

- Bước 1: Ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh ít nhất năm phút giúp giảm sưng, hạ nhiệt khỏi vết bỏng. 

- Bước 2: Thoa vết bỏng bằng sản phẩm dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh.

- Bước 3: Quấn vết thương bằng băng gạc lỏng để bảo vệ vùng bị thương. Cũng có thể dùng thuốc giảm đau để suy giảm cơn đau.

2. Cách sơ cứu khi bị bỏng cấp độ 2

- Bước 1: Nhúng vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút

Cách sơ cứu khi bị bỏng cấp độ 2.

- Bước 2: Dùng vải ướt lạnh chừng vài phút, nên làm lặp lại mỗi ngày sau này

- Bước 3: Thoa thuốc mỡ kháng sinh

- Bước 4: Băng vết bỏng bằng băng gạc (nên dùng loại khô không dính)

Cách sơ cứu khi bị bỏng cấp độ 2 này cần được kết hợp với việc thay băng gạc đều đặn mỗi ngày, thoa thuốc mỡ (loại có kháng sinh) rồi băng lại. Bỏng mức độ 2 sẽ lành trong vòng ba tuần.

Lưu ý: Do vết bỏng nhạy cảm cần tránh ánh sáng mặt trời, khi lành bạn nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài.

3. Cách sơ cứu khi bị bỏng cấp độ 3

Nếu bạn hoặc người thân của mình không may bị bỏng cấp độ 3 hãy bình tĩnh tham khảo cách sơ cứu khi bị bỏng cấp độ 3.

- Bước 1: Để im người bệnh/nạn nhân bị bỏng

  • Tuyệt đối không bóc tách vải quần áo trên người nạn nhân kẻo nạn nhân bị tróc da/thịt
  • Không nhúng vết bỏng vào nước 
  • Không bôi bất cứ loại thuốc mỡ nào

- Bước 2: Trở bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất. Trên đường đi hãy nâng phần bị bỏng cao hơn tim.

Cách sơ cứu bệnh nhân bị bỏng cấp độ 3.

Trên đây là 3 cách sơ cứu khi bị bỏng theo từng cấp độ khác nhau. Những trường hợp bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì nên tới bệnh viện ngay tránh những tổn thương nghiêm trọng tới nội tạng.

Bị bỏng hóa chất có thể xối thật nhiều nước mát để rửa, loại bỏ bất cứ quần áo hay nữ trang có dính hóa chất, không bôi bất cứ loại thuốc giảm đau, thuốc mỡ... vì có thể gây phản ứng hóa học. Hãy dùng băng vết bỏng với gạc khô, vô trùng để sơ cứu.

Trường hợp bạn đọc bị bỏng cồn có thể tham khảo thêm bí quyết xử trí khi bị bỏng cồn mà chúng tôi đã thực hiện.

Thạch Huy (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news