Tin mới

Cách xử trí khi bị hóc xương tại nhà ai cũng nên biết

Thứ hai, 10/06/2019, 10:00 (GMT+7)

Hóc xương cá là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đôi khi người lớn vẫn có thể mắc phải nếu không cẩn thận trong khi ăn uống.

Dưới đây là một vài mẹo đơn giản tại nhà bạn có thể áp dụng khi hóc xương:

1. Ngậm hoặc nuốt vỏ chanh, cam

Khi bị hóc xương cá, bạn có thể ngậm trong miệng một lá chanh hoặc một miếng vỏ cam để làm xương mềm đi và tan vào nước bọt. Lưu ý là nên bóc sạch hạt để tránh nuốt hạt chanh vào bụng.

2. Ngậm viên vitamin C

Vitamin C cũng có tác dụng như vỏ cam, vỏ chanh. Sau vài phút ngậm, viên vitamin C sẽ giúp phân hủy được xương cá. Bên cạnh đó, vitamin C cũng có tác dụng kháng viêm, giảm đau rất tốt khi vùng thực quản bị hóc xương chẳng may tổn thương.

3. Tỏi và đường

Khi bị hóc xương cá hãy xác định vị trí hóc xương rồi bóc một nhánh tỏi nhét vào lỗ mũi. Chỗ hóc xương ở bên trái thì hãy dùng nhánh tỏi bóc vỏ nhét vào lỗ mũi bên phải và ngược lại. Sau đó bịt lỗ mũi bên trái và thở bằng miệng.

Một lúc sau bạn sẽ hắt hơi và tự nôn ra, xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Ngoài ra, để chữa hóc xương, bạn cũng có thể dùng một chút đường và ngậm trong miệng, miếng xương cũng tự động trôi đi.

 

4.Uống nước quả trám

Dùng quả trám mài ra rồi hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương.

Tuy có tác dụng tiêu xương cá rất tốt nhưng chỉ nên dùng ở những trường hợp hóc xương nhỏ. Những trường hợp hóc xương lớn hơn sẽ phải cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Những điều không được làm khi bị hóc xương cá

- Bình tĩnh để giải quyết vấn đề.

- Tuyệt đối không dùng tay móc họng để lấy xương. Vì hành động này rất nguy hiểm. Có thể bạn không thể lấy xương ra được nhưng lại đẩy nó vào sâu hơn nữa. Đồng thời việc làm này còn có thể gây tổn thương thực quản, xước, rách, thậm chí là thủng thực quản rất nguy hiểm.

- Tuyệt đối không uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Vì làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ tử vong nếu xương cá lớn đâm thủng mạch máu.

- Tuyệt đối không khạc nhổ nhiều làm tăng cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản của bạn.

Khi trẻ bị hóc xương các phụ huynh cần bình tĩnh và xử lý kịp thời theo các bước sau (hướng dẫn của ThS.BS Nguyễn Văn Nhôm, Phó khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Quốc tế City TP.HCM):

- Ngừng cho bé ăn rồi nhẹ nhàng trấn an tinh thần bé. Trẻ nhỏ hóc xương thường quấy khóc, cần dỗ bé nín để tránh xương cá không bị kẹt sâu hơn.

- Yêu cầu bé há miệng và dùng đèn pin soi để kiểm tra cổ họng của bé. Nếu phát hiện xương mắc ở cổ họng bạn cần bình tĩnh dùng kẹp y tế để gắp xương ra. Trong quá trình xử lý, cha mẹ cần nhẹ nhàng, trấn an tinh thần để bé không ngọ nguậy có thể gây tổn thương vùng họng.

- Cho trẻ uống nước vài lần, nếu bé uống không có dấu hiệu đau đớn nghĩa là đã hết hóc xương. Những trẻ lớn hơn sau khi cho uống nước bạn có thể hỏi bé có còn đau không.

- Trong trường hợp nếu không phát hiện thấy xương cá nằm ở cổ họng mà bé vẫn có biểu hiện đau đớn, la khóc, gia đình nên đưa bé đến bệnh viện để các bác sĩ xử lý kịp thời, vì có thể xương đã đi sâu xuống thực quản bạn không thể nhìn thấy được.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news