Tin mới

Cái chết cô độc của phi hành gia: Thi thể trôi nổi ngoài vũ trụ, Liên Xô quyết giữ bí mật

Thứ ba, 31/07/2018, 21:02 (GMT+7)

5 thập kỷ đã qua, số phận của phi hành gia Liên Xô ấy vẫn không được làm sáng tỏ. Vũ trụ dường như đã "nuốt chửng" thi thể anh, còn người đời thì dần lãng quên anh!

5 thập kỷ đã qua, số phận của phi hành gia Liên Xô ấy vẫn không được làm sáng tỏ. Vũ trụ dường như đã "nuốt chửng" thi thể anh, còn người đời thì dần lãng quên anh!

Trong lịch sử khai phá vũ trụ của mình, Liên Xô từng phải chứng kiến những cái chết tàn khốc của nhiều tài năng vũ trụ. Có người hy sinh khi đang "độc hành" trên con tàu vũ trụ tối tân ngoài không gian, lại có người trút hơi thở cuối cùng trên tay đồng đội trong tiếng nức nở của vợ con và người thân...

Trong bối cảnh những năm diễn ra Chiến tranh lạnh với người Mỹ, những sứ mệnh vũ trụ còn dang dở của nhiều phi hành gia buộc phải giấu kín trước con mắt dòm ngó của tình báo phương Tây. 

Ước muốn xây dựng một hình ảnh đất nước khởi nguyên cho "buổi Bình Minh khai phá vũ trụ" được hoàn hảo trong mắt quốc tế, nhiều lãnh đạo Liên Xô buộc phải xếp hồ sơ cái chết của nhiều phi hành gia vào dạng bí mật quốc gia .

Thời gian qua đi, khi cuộc đua vào không gian giữa hai siêu cường tạm lắng, sự thật về những tấn bi kịch ít nhiều được chính phủ Liên Xô hé lộ ra công chúng. Hàng chục năm sau những mất mát của gia đình các anh hùng vũ trụ ấy, danh tiếng và sự hy sinh của họ mới chính thức được công nhận.

Thế nhưng, 

Chiến tranh Lạnh đã khép lại sau gần 3 thập kỷ, những cuộc chạy đua không ngừng nghỉ vào vũ trụ của đôi bên đã lắng dịu (thậm chí, cả người Mỹ và người Nga còn bắt tay nhau xây dựng Trạm vũ trụ quốc tế ISS nổi tiếng) thì cái chết của phi hành gia Liên Xô đến nay vẫn chìm trong đêm đen bí ẩn. Ngay cả những lời trăng trối cuối cùng của anh trước khi chết cũng bị giấu nhẹm....

Cái chết cô độc của phi hành gia: Thi thể trôi nổi ngoài vũ trụ, Liên Xô quyết giữ bí mật - Ảnh 1.
 

Cuối thập niên 1950, trước khi chính thức đưa người du hành vào không gian, Liên Xô đã tuyển chọn và phóng thử nghiệm các "phi hành gia" là động vật vào vũ trụ. Một trong những "người hùng" nổi tiếng nhất giai đoạn này chính là chú chó Laika và sứ mệnh cảm tử của chú ngày 3/11/1957. 

Chỉ đôi năm sau, sau khi đúc rút được những tác động của quá trình phóng tàu và môi trường vô trọng lực tác động lên sinh vật sống, Liên Xô đi tiếp một nước cờ mạnh bạo hơn: Phát triển chương trình đưa người du hành không gian có tên Soyuz programme

Sau cái chết thảm khốc của phi hành gia Vladimir Komarov, một kỹ sư hàng không kiêm phi công bay thử nghiệm, trên con tàu vũ trụ Soyuz 1 ngày 23/4/1967, Liên Xô thận trọng hơn. Bởi họ không muốn phải mất đi những tài năng vũ trụ mà đất nước khó khăn lắm mới tuyển chọn và đào tạo được.

Mặc dù vậy, đứng trước một nước Mỹ có thừa tiềm năng vượt mặt Liên Xô trong hành trình phát kiến vũ trụ, Moskva có đủ lý do để lo lắng và sốt sắng. 

Tham vọng tiên phong đã biến những mất mát, đau thương thành những sứ mệnh vũ trụ có 1-0-2 khác. Một năm sau ngày mất của người anh hùng Vladimir Komarov, Liên Xô quyết định sửa sai bằng sứ mệnh vũ trụ mới mang tên Soyuz 2.

Lần này, con tàu vũ trụ Soyuz 2 mang trong mình nó phi hành gia Ivan Istochnikov và chú chó trung thành Kloka.

Sứ mệnh của Ivan Istochnikov là lái con tàu Soyuz 2 vào không gian và kết nối với tàu vũ trụ Soyuz 3 ngoài quỹ đạo Trái Đất. Nhiệm vụ tưởng chừng đơn giản, nhưng chính những sai sót kỹ thuật trong sứ mệnh tương tự của Soyuz 1 mà phi hành gia Vladimir Komarov vĩnh viễn không còn cơ hội bay lần nữa.

Cái chết cô độc của phi hành gia: Thi thể trôi nổi ngoài vũ trụ, Liên Xô quyết giữ bí mật - Ảnh 2.

Phi hành gia Ivan Istochnikov trên con tàu Soyuz 2.

Ngày 25/10/1968,

Sau những cải tiến kỹ thuật và kinh nghiệm đau thương đúc rút từ Soyuz 1, tàu vũ trụ Soyuz 2 cuối cùng cũng cất cánh thành công từ sân bay vũ trụ Baikonur.

Một ngày sau, vào lúc 11:34 phút sáng ngày 26/10/1968, Soyuz 3 cũng lên đường. Bên trong nó là chỉ huy kiêm phi công - Đại tá Georgy T. Beregovoy. 

Mục đích mà Liên Xô nhắm tới là thực hiện sứ mệnh chưa từng có trong tiền lệ lịch sử: Cho Soyuz 2 và Soyuz 3 kết nối với nhau giữa không gian. Sau đó, phi hành gia của Soyuz 2 sẽ di chuyển sang tàu Soyuz 3 rồi họ cùng trở về Trái Đất.

Tuy nhiên, thay vì lao vô định về Trái Đất như Soyuz 1, tàu vũ trụ Soyuz 2 lại gặp phải một sự việc mà chỉ huy tàu Soyuz 3 khi đó được chứng cũng không tin nổi vào mắt mình!

Sống sót và trở về Trái Đất, chỉ huy tàu Soyuz 3 (là Đại tá Georgy T. Beregovoy) kể lại rằng: Khi tiến vào vùng quỹ đạo Trái Đất, tôi nhìn thấy Soyuz 2. Nhưng thay vì bay có định hướng để kết nối với tàu của tôi như kế hoạch, Soyuz 2 trôi vô định như những thiên thạch ngoài không gian.

Sau khí cố gắng tiếp cận tàu Soyuz 2, tôi phải chứng kiến cảnh tượng chưa từng thấy trong đời: Cửa tàu bật mở. Khoang lái của Soyuz 2 hoàn toàn trống rỗng. Không có phi hành gia Ivan Istochnikov và cũng không có chú chó của cậu ấy trên tàu.

Thứ duy nhất mà tôi tìm thấy được là vỏ chai vodka, bên trong chứa mẩu giấy mà có lẽ Ivan Istochnikov để lại.

Đáng tiếc, nội dung tin nhắn cuối cùng mà Ivan Istochnikov để lại không bao giờ được tiết lộ. Nhiều năm đã qua đi, vụ việc lạ kỳ xảy ra trên tàu Soyuz 2 chưa bao giờ được giải thích cặn kẽ.

Câu chuyện mà Đại tá Georgy T. Beregovoy kể lại là thật hay chỉ là cái cớ để ông che lấp đi sứ mệnh bất thành của mình ngoài vũ trụ? Cho đến nay không ai dám khẳng định, còn giới lãnh đạo Liên Xô thì vẫn một mực kín tiếng.

Có thể nói, thập niên 1960 là khoảng thời gian Liên Xô gặt hái được nhiều thành tựu ban đầu rực rỡ nhất từ các chương trình khai phá vũ trụ của mình: Từ việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới Sputnik 1 lên quỹ đạo đến việc triển khai Sứ mệnh Soyuz (chương trình đưa người ra ngoài vũ trụ với sự phát triển song song của tàu vũ trụ Soyuz và tên lửa Soyuz).

Quả ngọt tuyệt vời nhất là sự kiện Liên Xô thực hiện thành công sứ mệnh đưa phi hành gia Yuri Gagarin bay vào quỹ đạo Trái Đất và trở về an toàn trên con tàu Phương Đông 1 vào ngày 12/4/1961.

Điểm qua một vài thành tích vũ trụ nổi trội của Liên Xô trong thập niên 60 để thấy rõ đó là nền tảng để công cuộc khai phá không gian của Liên Xô tiếp tục nở rộ về sau.

Hào quang mà Liên Xô khó khăn lắm mới tạo dựng được, tất yếu khiến giới lãnh đạo không hề muốn những sứ mệnh không thành làm giảm đi hình ảnh một cường quốc không gian. Và tấn bi kịch mang tên Soyuz 2 là một trong những hồ sơ khiến Liên Xô phải giấu kín. Và giấu kín cho đến tận ngày nay.

Liệu phi hành gia Ivan Istochnikov và chú chó Kloka trên con tàu Soyuz 2 có đang trôi nổi vô định ngoài vũ trụ rộng lớn? Họ đã gặp phải tai nạn khủng khiếp nào? Nội dung tin nhắn trong vỏ chai vodka là sao? Hay mọi thứ chỉ là câu chuyện được dựng lên hòng che giấu một mục đích khác?

Tất cả những thắc mắc, nghi vấn này đều chìm sâu trong đêm đen bí ẩn. Đã 5 thập kỷ trôi qua kể từ sứ mệnh bất thành của Soyuz 2, số phận của người phi hành gia ấy vẫn chưa được làm sáng tỏ!

Vũ trụ đã xây ước mơ chinh phục của người phi công lái tàu Ivan Istochnikov và cũng chính vũ trụ đã phần nào che giấu đi sự thật về "cái chết' của anh. Vĩnh viễn dư luận không thể biết được chuyện gì đã xảy ra vào một ngày tháng 10/1968 năm đó.

Những phát kiến không gian của Liên Xô nói riêng và thế giới nói chung cứ ngày một thành công, tỉ lệ nghịch với mức độ quan tâm của dư luận về số phận của Ivan Istochnikov. Người ta rồi cũng dần quên mất anh là ai? Đã hy sinh như thế nào? 

Cái chết của anh trôi dần vào hư không của vũ trụ như chính cái cách số phận của anh bị người đời lãng quên theo thời gian!

Cái chết cô độc của phi hành gia: Thi thể trôi nổi ngoài vũ trụ, Liên Xô quyết giữ bí mật - Ảnh 5.

Số phận người phi hành gia trên con tàu Soyuz 2 vĩnh viễn chìm trong đêm đen bí ẩn. Ảnh minh họa.

Bài viết sử dụng các nguồn: Motherboard, Top5s, Astronautix

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news