Tin mới

Cảnh báo: Xuất hiện "điểm nóng" mới trên Biển Đông

Thứ năm, 12/03/2015, 16:18 (GMT+7)

Quần đảo Natuna (Indonesia), nằm ở phía Nam Biển Đông với 27 trong tổng số 154 đảo có người ở, lại có vị thế gần gũi nơi xảy ra tranh chấp, nhiều khả năng sẽ trở thành một điểm gây xung đột mới trong khu vực.>>ASEAN thẳng thừng bác bỏ "đường 9 đoạn", Trung Quốc tức tối>> Trung Quốc tuyên bố hoàn thành khảo sát trữ lượng hải sản Biển Đông

Quần đảo Natuna (Indonesia), nằm ở phía Nam Biển Đông với 27 trong tổng số 154 đảo có người ở, lại có vị thế gần gũi nơi xảy ra tranh chấp, nhiều khả năng sẽ trở thành một điểm gây xung đột mới trong khu vực.


 

Tạp chí The Diplomat của Nhật Bản từng nhận định, trước nay Indonesia rất  tích cực với vai trò trung gian thương lượng trong giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam với tư cách là nước đứng ngoài tranh chấp. Thế nhưng sắp tới điều này có thể sẽ thay đổi.

Theo tin tức từ tạp chí National Interest (Mỹ), nằm cách thủ đô Jakarta của Indonesia hơn 1.000 km và tọa lạc giữa 2 nửa lãnh thổ của Malaysia, quần đảo Natuna, hiện thuộc tỉnh đảo Riau của Indonesia, trải dài trên một diện tích khoảng 262.000 km2 trên biển.

Tạp chí Mỹ bình luận chính vị trí nằm quá cách xa với phần còn lại của Indonesia của Natuna khiến cho chính phủ Jakarta khó giám sát vùng biên giới cực Bắc này.

Hiện nay chưa có đường bay thương mại trực tiếp từ Jakarta sang Ranai, thị trấn lớn nhất trên quần đảo Natuna. Trong khi đó, hàng hóa vận chuyển cho thị trấn này hằng ngày vẫn phải đi một quãng đường rất dài từ Pontianak, thủ phủ tỉnh West Kalimantan, hoặc từ Batam và Bintan, 2 đảo nằm gần Singapore.

Quần đảo Natuna nằm cách thủ đô Jakarta của Indonesia hơn 1.000 km và tọa lạc giữa 2 nửa lãnh thổ của Malaysia

Việc thiếu một cảng nước sâu khiến các tàu thuyền lớn không thể neo đậu ở Ranai, trong khi các tàu thuyền nhỏ không dám liều lĩnh đi lại trong vùng biển động vào mùa mưa bão.

Tạp chí Mỹ bình luận, quần đảo Natuna có thể mang đến cơ hội kinh doanh và đầu tư ở các nước nằm sát cạnh quần đảo này ở phía Bắc, phía Đông và cả phía Tây. Tuy nhiên, điều này dường như là nhiệm vụ rất khó khăn do Jakarta có thể phải lo lắng khi vùng lãnh thổ xa xôi của mình có quan hệ quá thân thiết với các nước láng giềng.

Khoảng 76.000 người dân sinh sống tại Natuna khẳng định có chung mối quan hệ gần gũi về lịch sử và văn hóa với người láng giềng Malaysia hơn là với đồng hương Indonesia.

National Interest cho biết việc thiếu sự giám sát chặt chẽ từ Jakarta đã phát sinh rất nhiều vấn đề về an ninh tại Natuna.

Tình trạng đánh cá bất hợp pháp tràn lan trong khu vực chỉ là một phần trong một vấn nạn to lớn. Indonesia từng công bố thiệt hại gần 25 tỉ USD hàng năm từ tình trạng đánh cá lậu.

Tệ nạn đánh bắt cá lậu tại Natuna đang trở nên phức tạp hơn khi một phần của quần đảo này nằm trong cái gọi là đường 9 đoạn do Trung Quốc tự ý thiết lập tại Biển Đông. Mặc dù Indonesia đã đưa ra tuyên bố chính thức rằng nước này không liên quan đến các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng đường 9 đoạn của Trung Quốc đã chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của Indonesia do đảo Natuna nằm ở phía Nam Biển Đông. 

Tệ nạn đánh bắt cá lậu tại Natuna đang trở nên phức tạp hơn khi một phần của quần đảo này nằm trong cái gọi là đường 9 đoạn do Trung Quốc tự ý thiết lập tại Biển Đông

National Interest cho biết mặc dù không muốn đối đầu với Bắc Kinh, nhưng Jakarta vẫn tỏ ra khá cứng rắn trước đường 9 đoạn của Trung Quốc.

Reuters vào cuối năm 2014 dẫn lời một cố vấn của Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho hay,  Indonesia đã có kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân trên đảo Natuna, lập một trung đội máy bay chiến đấu hiện đại với các máy bay Su-27, Su-30 và trực thăng AH-64 Apache. Indonesia cũng đã đưa vũ khí đến một căn cứ trên quần đảo Anambas cách Natuna gần 400 km.

Tuy nhiên, National Interest khẳng định, trái ngược với những thông tin trên, Indonesia vẫn chỉ duy trì sự hiện diện quân sự nhỏ tại Natuna. Số tàu thuyền hải quân nhỏ tại quần đảo này không đủ sức di chuyển trong vùng biển động của EEZ. Ngoài ra, không có bất kỳ chiến đấu cơ nào đồn trú vĩnh viễn tại sân bay Ranai.

National Interest bình luận, trong khi cơ sở hạ tầng yếu kém, sức hút đầu tư nước ngoài tại Natuna lại có vẻ hứa hẹn, với 3 công ty Trung Quốc được cho là đang quan tâm đến ngành công nghiệp chế biến hải sản địa phương.

Chiến đấu cơ của Không lực Hoàng gia Indonesia

“Tuy nhiên, điều này có khả năng khiến Bắc Kinh hiểu lầm rằng Indonesia đang tỏ ra không lo lắng gì về tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông”, National Interest nhận xét.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang hối hả bồi đắp các bãi đá ngầm ở Biển Đông để tạo đảo, quần đảo Natuna của Indonesia sẽ dễ dàng nằm trong tầm hoạt động của radar không quân và hải quân Trung Quốc.

Đường băng tại bãi Đá Gạc Ma hoặc Đá Chữ Thập một khi được hoàn thành sẽ cho thấy chiến đấu cơ Trung Quốc nằm sát Indonesia và cho phép vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc bao phủ một số khu vực thuộc quần đảo Natuna.

“Với những thách thức kể trên, Indonesia cần phải có hành động phát triển Natuna ngay lập tức. Có thể bắt đầu từ việc xây dựng một nhà máy điện đủ sức đáp ứng nhu cầu của người dân trên quần đảo”, National Interest đề xuất.

 

Yên Yên (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news