Tin mới

Cầu Chương Dương: Công trình đánh dấu sự trưởng thành của ngành cầu đường nước nhà

Thứ tư, 08/10/2014, 09:19 (GMT+7)

Cầu Chương Dương là cây cầu lớn đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam mà không cần sự giúp đỡ kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài.

 

 

Cầu Chương Dương là cây cầu lớn đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam mà không cần sự giúp đỡ kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài.

Được khởi công xây dựng từ ngày 10/10/1983 và khánh thành vào ngày 30/6/1985, cầu Chương Dương đã trở thành một trong những biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200

Ngoài vai trò đặc biệt quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô, cầu Chương Dương còn thể hiện khả năng tự chủ, sáng tạo, đánh dấu sự phát triển mới của ngành cầu đường nước nhà vì đây là cây cầu lớn đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam mà không cần sự giúp đỡ kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài giống như các cây cầu khác được xây dựng trước đó. Từ giai đoạn thiết kế, thi công cho đến lúc khánh thành, cây cầu đều do đội ngũ kỹ sư và công nhân Hà Nội đảm nhận.

Cầu có kết cấu dầm thép, mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Đó là loại cầu lớn, vĩnh cửu, có kết cấu bảo đảm an toàn cho các xe trọng tải lớn qua cầu với tốc độ cao. Cầu dài hơn 1.213m, rộng 19,76m, gồm 4 làn xe, hai làn giữa dùng cho xe tải nặng 30 tấn hoặc bánh xích 80 tấn, hai làn bên dùng cho xe tải 6 tấn. Cầu gồm 9 nhịp dầm dẫn, 11 dầm chính, 21 mố trụ…

Lối dẫn lên cầu dài và rộng

 

Về kiến trúc, cầu Chương Dương không có gì đặc biệt bởi nó cũng “bình thường” như bao cây cầu khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường nhật của người dân thủ đô, cây cầu này lại mang ý nghĩa đặc biệt bởi nó gắn bó và hiện hữu từng ngày trong đời sống của họ. Bởi khi chưa có các cây cầu mới như Vĩnh Tuy, Thanh Trì, việc đi lại của người dân từ nội thành ra các tỉnh đông bắc và ngược lại đều gần như chỉ qua cầu Chương Dương.

 

Ngay đường vòng xuyến tại đầu cầu, hình ảnh cột đồng hồ đã trở thành biểu tượng quen thuộc của người dân thủ đô

Cũng được xây dựng vào những năm 80 của thế kỷ trước, Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô (91 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một công trình kiến trúc, văn hóa dành cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, các hội nghị khoa học, triển lãm... Công trình được khởi công vào ngày 1 tháng 1 năm 1978 trên nền cũ của nhà Đấu Xảo Hà Nội (bị bom phá hủy trong Thế chiến lần thứ 2), tới ngày 1 tháng 9 năm 1985 thì hoàn thành. Nguồn tài chính xây dựng công trình do Hội đồng Trung ương các Công đoàn Liên Xô trước đây trao tặng.

Nguồn tài chính xây dựng công trình do Hội đồng Trung ương các Công đoàn Liên Xô trước đây trao tặng

nên được đặt tên là Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô.

Cung văn hóa nằm trên một diện tích 3,2 ha, gồm ba khối nhà chính: nhà biểu diễn, nhà học tập, nhà kỹ thuật... với tổng cộng 120 phòng. Trong số này nhà biểu diễn là tòa nhà lớn nhất, cao 4 tầng, cao 33 mét, dài 96 mét, rộng 60 mét. Phía sau là nhà học tập cao 3 tầng, có cả thư viện và các phòng của các câu lạc bộ sinh hoạt thường xuyên.

Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt - Xô là một công trình kiến trúc, văn hóa dành cho các buổi biểu diễn nghệ thuật,

các hội nghị khoa học, triển lãm...

Theo Đức Thuận - Vũ Đậu (Người đưa tin)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news