Tin mới

Câu chuyện phía sau những tấm ảnh đã trở thành ''biểu tượng'' của nhiếp ảnh thế giới

Thứ hai, 23/04/2018, 10:58 (GMT+7)

Từ ánh mắt xanh đầy ám ảnh của cô gái Afghanistan cho tới tấm chân dung huyền thoại của Steve Jobs, những hình ảnh dưới đây đã trở thành huyền thoại của làng ảnh thế giới và dĩ nhiên đều có những câu chuyện thú vị phía sau.

Từ ánh mắt xanh đầy ám ảnh của cô gái Afghanistan cho tới tấm chân dung huyền thoại của Steve Jobs, những hình ảnh dưới đây đã trở thành huyền thoại của làng ảnh thế giới và dĩ nhiên đều có những câu chuyện thú vị phía sau.

1. Sharbat Gula - Steve McCurry – 1984

Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1985, bức ảnh chân dung mang tính biểu tượng của một cô gái Afghanistan với đôi mắt đẹp đến mê người đã khiến cả thế giới phải rung động. Sau mười bảy năm, Steve McCurry đã có cơ hội tìm thấy và chụp hình cô thêm một lần nữa.

Câu chuyện phía sau những tấm ảnh đã trở thành biểu tượng của nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 1.

Ảnh chụp bởi Steve McCurry.

Điều khiên bức chân dung này trở nên nổi tiếng là sự đơn giản và chân phương đến bất ngờ của nó. Nếu như bạn đang trông đợi một câu chuyện dài và ấp dẫn chỉ vì bức ảnh được chụp ở vùng đất chiến loạn bậc nhất thế giới thì câu trả lời là không. Steve chụp được bức ảnh này một cách hoàn toàn cảm tính và ngẫu nhiên, và sự ngẫu nhiên luôn tạo ra những tác phẩm tuyệt vời nhất. Đôi mắt xanh sâu thẳm và xinh đẹp, làn da, mái tóc và bộ trang phục - tất cả đã làm nên tuyệt phẩm để đời của Steve McCurry. Tất cả những gì mà ông đã làm chỉ là có mặt đúng lúc và giơ máy ảnh lên chộp lấy khoảnh khắc ấy.

2. Migrant Mother - Dorothea Lange – 1936

Người mẹ xứ Nipomo là một bức ảnh do Dorothea Lange thực hiện ở tiểu bang California, là biểu tượng cho những thực tế khắc nghiệt mà người Mỹ phải chịu đựng trong cuộc Đại suy thoái những năm 1930. Đây là hình ảnh nổi tiếng nhất được thực hiện trong suốt dự án do Cục Quản lý An ninh Nông nghiệp ủy nhiệm nhằm theo dõi ảnh hưởng của Cuộc Đại suy thoái đối với các gia đình Mỹ. 

Câu chuyện phía sau những tấm ảnh đã trở thành biểu tượng của nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 2.

Ảnh chụp bởi Dorothea Lange.

 Dorothea Lange nói rằng cô tìm thấy người phụ nữ này trong khi làm việc cho dự án báo chí của Cục; và người mẹ trong tấm ảnh kể trên có tới 7 người con. Ánh nhìn tuyệt vọng của bà đã làm cô giương máy lên không ngần ngại và bức ảnh ra đời để rồi trở thành một tuyệt phẩm.

Hình ảnh này là nguyên mẫu đại diện cho các nạn nhân của cuộc đấu tranh kinh tế trong suốt những năm 30. Dorothea Lange đã không đề cập đến tên của người phụ nữ, và nhiều thập kỷ sau đó danh tính của người mẹ kể trên mới được công bố là Florence Owens Thompson, sống tại vùng lãnh thổ Cherokee, bang Oklahoma. Danh tính được giữ kín suốt nhiều năm rồi lại được công bố do Florence không muốn gương mặt của mình vĩnh viễn trở thành biểu tượng của những năm nghèo đói và tăm tối của nước Mỹ. Điều này khá là dễ hiểu khi mà trong ánh mắt của Florence đã mô tả rõ nét sự mệt mỏi và tuyệt vọng, trong khi đôi bàn tay chai sạn do lao động cũng như tư thế của những đứa trẻ thì "cực kỳ dễ tổn thương và lo sợ'' - như nhiều người xem ảnh mô tả. Quá khứ đã đi qua, nhưng hình ảnh này sẽ còn ám ảnh người Mỹ trong nhiều năm nữa mỗi khi nhớ về cuộc Đại suy thoái những năm 1930.

3. Hyeres - Henri Cartier-Bresson – 1932

Cartier-Bresson được biết đến với cách tiếp cận hình ảnh đầy thử thách của ông trong việc chọn góc cắt ghép khung hình không qua chỉnh sửa. Ông nói rất nhiều về những thời khắc quyết định mà mỗi nhiếp ảnh gia phải quyết định thật nhanh để chụp hình, khiến cho những bức ảnh đảm bảo được tính nghệ thuật và ngẫu hứng tuyệt đối.

Câu chuyện phía sau những tấm ảnh đã trở thành biểu tượng của nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 3.

Ảnh chụp bởi Henri Cartier-Bresson.

Bức ảnh dưới đây thoạt nhìn chẳng có gì là đặc biệt. Người ta có thể tưởng tượng ra cảnh Henri bước từ trên tầng xuống, thấy một người đàn ông đang đạp xe ngang qua và lập tức đứa ống kính lên bắt trọn lấy khoảnh khắc, mặc cho vật thể chính sẽ bị nhòe mở, "out'' nét. Thế nhưng, chính sự sáng tạo đầy nghệ thuật của Henri đã nhấn mạnh chủ nghĩa ''góc nhìn thứ ba'', khi mà tác giả Henri được cho là đã chờ đợi rất lâu để có một ''vật thể'' đi ngang qua con đường dưới chân cầu thang này để chụp một tấm ảnh được cho là "hoàn toàn ngẫu nhiên''.

4. Steve Jobs - Albert Watson – 2011

Tấm ảnh này hội tụ tất cả những gì mà các nhiếp ảnh gia khao khát có được - tính biểu tượng, sự đơn giản hấp dẫn, giống như di sản của chính Steve Jobs vậy. Ngay sau khi ra đời, chân dung của Steve Jobs đã trở thành biểu tượng của trang miền apple.com, và đó là một trong những chân dung nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại hiện đại. Hình ảnh được chụp bởi Albert Watson bằng một chiếc máy ảnh cùng góc 4 × 5 đơn giản - dường như lại là sự mỉa mai đối với một người sáng tạo như Jobs.

Câu chuyện phía sau những tấm ảnh đã trở thành biểu tượng của nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 4.

Ảnh chụp bởi Albert Watson.

Bức ảnh này thực sự quá đơn giản, tới mức chẳng có gì nhiều để nói vể kỹ thuật của người chụp ảnh. Mặt bàn tay gợi lên suy nghĩ liên tục, và nụ cười tinh tế lóe lên trên khuôn mặt Steve Jobs, truyền năng lượng và cảm hứng bất tận tới người xem ảnh, và để tránh cho người xem ảnh bị ''ngợp'' trước thần thái của người đàn ông vĩ đại này, bức hình đã được dùng tông đen - trắng.

Rất ít người trên thế giới chưa từng nhìn qua bức chân dung này của Steve Jobs; và cái cách nó được lan truyền trên toàn cầu bên cạnh sự bành trướng của Apple đã khiến tấm ảnh của Albert Watson trở thành một biểu tượng bất tử.

5. Lunchtime atop a Skyscraper - Charles C. Ebbets – 1932

Hình ảnh này cho thấy biểu cảm hiếm thấy của mười một trong số các công nhân làm việc trong quá trình xây dựng tòa nhà Rockefeller Plaza ở Manhattan. Họ không chỉ nghỉ tay một cách thư giãn trên thanh sắt ở lưng chừng trời - chính xác là tầng thứ 69 của tòa nhà trứ danh - mà còn đang ăn uống và chuyện trò thoải mái tại nơi mà chỉ một sơ xảy sẽ khiến bất kỳ ai được gặp tổ tiên trong một vài nốt nhạc.

Câu chuyện phía sau những tấm ảnh đã trở thành biểu tượng của nhiếp ảnh thế giới - Ảnh 5.

Ảnh chụp bởi Charles C. Ebbets.

Hình ảnh mang tính biểu tượng này của Charles C. Ebbets được ra mắt vào năm 1932 và đã gây ra nhiều tranh cãi về việc nó được chụp hoàn toàn ngẫu nhiên hay được sắp đặt, vì mạo hiểm tính mạng của 11 người để chụp một tấm ảnh thì đúng là một tội ác. Tuy nhiên, dù có là trường hợp nào trong hai vế trên, nó vẫn là một khoảnh khắc tuyệt vời đại diện cho văn hoá làm việc chăm chỉ cộp mác Hoa Kỳ và cũng là một ví dụ tuyệt vời về sự phát triển của sức khoẻ lao động cũng như những dấu hỏi về an toàn lao động. Tuy nhiên, đây cũng là một hình ảnh mà không ai mong sẽ trông thấy một lần nữa vì quá nguy hiểm.

Theo Helino/Trí thức trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news