Tin mới

"Cây trồng mới không phải vàng tâm: Xấu và khó sống được lâu dài"

Thứ bảy, 21/03/2015, 16:36 (GMT+7)

Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường cho biết: “Toàn bộ cây trồng mới thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây Vàng tâm trong sách đỏ mà là cây Mỡ, hay còn gọi là Mỡ vàng tâm”. Với kinh nghiệm của mình, ông Cường cho rằng hàng cây trên sẽ xấu và khó có thể sống được lâu dài.>> Chủ tịch Hà Nội quyết định dừng chặt hạ cây xanh>>Chặt 6.700 cây xanh: Yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội kiểm điểm 

Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường cho biết: “Toàn bộ cây trồng mới thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây Vàng tâm trong sách đỏ mà là cây Mỡ, hay còn gọi là Mỡ vàng tâm”. Với kinh nghiệm của mình, ông Cường cho rằng hàng cây trên sẽ xấu và khó có thể sống được lâu dài.


 

Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường, người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và bảo tồn cổ thụ, hiện đang sinh hoạt tại hội Bảo vệ Thiên nhiên môi trường và Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, đã khẳng định với PV Báo điện tử Một Thế Giới cây được trồng mới ở đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây Vàng tâm trong sách đỏ.

Ông Cường cũng đã từng tham gia đề án thí nghiệm ươm trồng cây xanh đô thị. Theo đó, ông cho hay, các loài cây được lựa chọn sẽ phải trồng thí điểm trên vài tuyến phố trước khi trồng đại trà. Sau khi nghe tin Hà Nội tiến hành trồng cây Vàng tâm trên đường Nguyễn Chí Thanh, ông Cường đã đến xem cây vì hiện nay, cây Vàng tâm (trong sách đỏ) rất hiếm vì giá trị thương phẩm của nó cao nên trong rừng cũng đã bị chặt gần như tuyệt chủng.

Theo ông Cường, ngay sau khi dư luận rộ lên về việc Vàng tâm được trồng mới tại nhiều tuyến phố. Ông Cường đã băn khoăn và có một cuộc khảo sát ngay trong ngày 19.3. Sau chuyến khảo sát, ông đã khẳng định: Cây trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là Vàng tâm. Đây là cây Mỡ, thông thường gọi là Mỡ vàng tâm, được trồng nhiều tại Yên Bái, cùng họ với Dổi, Vàng tâm.

                                        

Hình ảnh cây gỗ vàng tâm (trái) - Cây gỗ mỡ (phải). Nguồn hkwildlife.com và cayxanh.com.vn. Ảnh: Motthegioi

“Những cây được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh chắc chắn không phải cây Vàng tâm. Đây là loại cây rừng trồng, gỗ chủ yếu để làm… bút chì và gỗ dán. Đây là loại cây sinh trưởng chậm và chưa bao giờ có tên trong những nghiên cứu về cây bóng mát. Mặc dù là cây bản địa nhưng từ thời Pháp thuộc cũng như trong quy hoạch cây xanh hiện đại, Dổi, Mỡ chưa bao giờ được nhắc đến trong bản đồ cây bóng mát từ trước cho đến nay. Với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng hàng cây trên sẽ xấu và khó có thể sống được lâu dài”, ông Cường khẳng định.

Trước đó, theo kế hoạch, Hà Nội sẽ chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên nhiều tuyến phố. Đại diện Công ty Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, tất cả những cây vàng tâm trồng trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh đều đảm bảo chất lượng và chủng loại giống với chất lượng cao. Ngoài ra, công ty còn chở đất mùn về trồng để cây nhanh bén rễ và đảm bảo trồng cây nào sống cây đó.

Cũng bà về việc trồng cây vàng tâm này, trước đó nhà sử học Nguyễn Lân Dũng cho rằng khá vô lý là việc lựa chọn cây gỗ vàng tâm để thay thế hoàn toàn cây xanh cổ thụ. Bởi cây gỗ vàng tâm là cây gỗ rất quý có giá trị tương đương với cây sưa, giá trị cao thường mọc ở rừng sâu trong độ cao khoảng 100 – 700m.

"Cây gỗ nói trên ưa đất chua và lớn rất chậm đòi hỏi độ cao và Không khí lạnh mới có thể phát triển. Hơn thế nữa, với loại cây gỗ quý này, chúng ta sẽ mất thêm rất nhiều công sức để bảo vệ khi cây đã trưởng thành tránh trường hợp bị "đốn trộm”, ông Dũng nói.

Nam Nam (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news