Tin mới

Chế biến mì ăn liền đúng cách dành cho bà bầu

Thứ sáu, 20/03/2015, 16:14 (GMT+7)

Mì ăn liền là loại thực phẩm nhanh, rất thuận tiện và dễ dàng chế biến. Tuy nhiên, mì ăn liền không thuộc nhóm thức ăn lành mạnh và cân bằng dành cho mọi người nói chung và bà bầu nói riêng.

 

Mì ăn liền là loại thực phẩm nhanh, rất thuận tiện và dễ dàng chế biến. Tuy nhiên, mì ăn liền không thuộc nhóm thức ăn lành mạnh và cân bằng dành cho mọi người nói chung và Bà bầu nói riêng.

Mì ăn liền là loại thực phẩm nhanh cũng như cách chế biến mì ăn liền rất nhanh, gọn  và thuận tiện. Tuy nhiên, mì ăn liền không thuộc nhóm thức ăn lành mạnh và cân bằng.

Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là tinh bột, muối, bột ngọt, hương vị… Một số loại mì ăn liền được tăng cường vitamin A. Nhưng nhìn chung, mì ăn liền lại thiếu vitamin, protein, chất xơ, khoáng chất… Đặc biệt, mì ăn liền còn mặn và có thể dẫn tới cao huyết áp nếu ăn từ ngày này sang ngày khác.

Mì ăn liền là món ăn nhanh, tiện lợi nhưng không tốt cho thai nhi

Được coi là món ăn nhanh, tiện lợi nhưng nên chú ý cách chế biến mì ăn liền

Tóm lại, bà bầu có thể ăn mì ăn liền tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và phải ăn uống điều độ. Nếu cảm thấy thích mì ăn liền, cần lưu ý khi chế biến:

Giảm lượng muối: chỉ nên nêm một nửa các gói gia vị đi kèm với mỗi gói mì.

Để bát mì có thêm chất dinh dưỡng bổ sung vào cơ thể và bớt gây nóng cho cơ thể, các mẹ có thể cho thêm trứng, thịt bò hoặc thịt gà; cùng với các loại rau xanh như rau muống, rau cải bắp, cà chua vào bát mì để cùng nấu chín và thưởng thức. Làm như thế vừa thỏa mãn được nhu cầu ăn uống của mình mà không lo thiếu chất.

Tuy nhiên bà bầu nên hạn chế kết hợp mì ăn liền với các loại rau sau đây

Rau sam

Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào.

                                    

Nấu mì tôm đúng cách để không gây hại cho sức khoẻ (ảnh minh hoạ)

Không nên nấu mì ăn liền với rau sam, vì sự kết hợp này gây nguy hiểm cho bà bầu

Không nên kết hợp mì ăn liền với rau sam, vì cách chế biến mì ăn liền này gây nguy hiểm cho bà bầu

Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì bạn hãy hạn chế việc sử dụng rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.

Ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm nên có tác dụng tốt trong việc điều hòa tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh, giúp giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng.

Tuy ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam nhằm an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, thế nhưng nhiều người lầm tưởng ngải cứu là một vị thuốc an thai thì điều này không hoàn toàn đúng.

Việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai nhưng nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.

Rau ngót

Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt có Công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… Trong rau ngót có chứa vitamin K, một loại vitamin hiếm trong giới thực vật. Đồng thời trong rau ngót còn có một lượng đạm thực vật, sắt, mangan và vitamin A.

Không chỉ nấu với mì ăn liền, mà rau ngót cũng là món ăn bà bầu nên hạn chế

Cách chế biến mì ăn liền với rau  ngót là một sai lầm,vì rau ngót cũng là món ăn bà bầu nên hạn chế

Tuy nhiên trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong Cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai. Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”.

Rau răm

Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn.

Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu, đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.

Xem video: Hướng dẫn nấu mì tôm đúng cách

 

 

Kim Trang/VietQ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news

Nên hay không nên ăn hải sản khi mang thai

Có nên ăn hải sản khi mang thai hay không? Đây là câu hỏi được khá nhiều chị em phụ nữ mang thai quan tâm. Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai không được ăn hải sản bởi chúng có mùi tanh và nhiều chất độc hại. Nhưng thực tế cho thấy phụ nữ mang thai có thể và nên ăn cá ( trừ một số trường hợp ngoại lệ).