Tin mới

"Chiến tranh Trung - Mỹ là không thể tránh"?

Thứ tư, 24/06/2015, 10:13 (GMT+7)

Nhiều người dự đoán cuối cùng, sẽ có một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc. Làm thế nào để ngăn điều không thể tưởng tượng nổi biến thành điều chắc chắn xảy ra?

Nhiều người dự đoán cuối cùng, sẽ có một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc. Làm thế nào để ngăn điều không thể tưởng tượng nổi biến thành điều chắc chắn xảy ra?

Đây là một bài bình luận của Tiến sĩ Bob Lee đăng trên The Diplomat. Tất cả những lập luận trong bài đều là quan điểm cá nhân của tác giả.

Theo thời gian, trong những năm gần đây, bóng mây chiến tranh đã phủ bóng lên Biển Đông, chỉ tan ra khi thực tế đang diễn ra vượt qua những lời hùng biện. Giờ đây, mối đe dọa này lại trở lại nhưng theo quan điểm của Tiến sĩ Bob Lee (người đứng đầu bộ phận biên tập tờ China Daily Asia Pacific), một cuộc chiến chính thức gần như không thể xảy ra khi mà những cái đầu lạnh của cả 2 nước vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, nhiều người dự đoán rằng cuối cùng, vẫn sẽ có một cuộc chiến giữa cường quốc đang trỗi dậy và cường quốc đương nhiệm.

Hãy suy nghĩ về điều này: Hai tuần trước, tại Đối thoại thượng đỉnh quân sự thường niên Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã yêu cầu phía Trung Quốc "dừng ngay lập tức và lâu dài" việc mở rộng lãnh thổ tại quần đảo Trường Sa. Nhưng nếu Trung Quốc chỉ đơn giản bỏ qua lời kêu gọi này của ông Carter và để mọi thứ trở lại bình thường ở vùng biển tranh chấp thì Chú Sam (nước Mỹ) sẽ làm gì? Theo ông Bob Lee, thế giới sẽ và nên làm quen với thực tế mới này dựa trên sức mạnh quân sự và kinh tế ngày một tăng của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ ngày càng quyết đoán hơn nếu không hung hăng và phản ứng của Mỹ lẫn Nhật Bản sẽ trở nên hiếu chiến hơn.

Như vậy, một loạt các câu hỏi thú vị sẽ phát sinh ở đây: Nếu chiến tranh là điều không thể tránh khỏi - cuộc xung đột quân sự trực tiếp đầu tiên giữa 2 cường quốc lớn kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên hơn 60 năm trước - kịch bản nào có khả năng xảy ra? Quy mô của  hành động này chỉ liên quan tới sự phân chia sức mạnh quốc gia thực sự của từng nước hay sẽ chỉ là một cuộc đối đầu để giải quyết tranh chấp? Ai sẽ thắng? Mỹ sẽ mất quyền uy tại châu Á - Thái Bình Dương nếu kết quả trùng lặp với Chiến tranh Triều Tiên hay Chiến tranh Việt Nam? Hay Trung Quốc sẽ bị đánh bại bằng việc sự tăng trưởng kinh tế sẽ ngừng hẳn? Và hy vọng đạt được "Giấc mơ Trung Hoa" sẽ tiêu tan khi Bắc Kinh ddwngs trên bờ "thực hiện sự trẻ hóa toàn diện cả dân tộc"?.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Hãy xem xét từng khía cạnh khác dưới đây

Chắc chắn, Mỹ có tàu sân bay hạt nhân và tàu ngầm tiên tiến nhất thế giới, cho phép họ có thể triển khai sức mạnh đến toàn cầu. Hạm đội 7 của họ hoạt động tại Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Vịnh Ả Rập - 11.000 dặm tính từ bờ biển phía tây của nước Mỹ. Chúng ta không thể nói về Hạm đội Nam Hải chủ yếu hướng nội của Trung Quốc một mạch, nhưng điều đó không có nghĩa là Hải quân Trung Quốc bất lực. Được thành lập muộn hơn vào những năm 1970, lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đã tăng lên với tốc độ chưa từng có và hiện nay có nhiều tàu ngầm tấn  công hơn so với Mỹ. Được trang bị tên lửa JL-2, tàu ngầm hạt nhân TRung Quốc có thể hoạt động sâu dưới biển trong 3 tháng và phạm vi hoạt động của chúng mở rộng thoải mái tới những mục tiêu trên bờ biển lục địa Mỹ.

Thật kinh khủng khi nghĩ liệu vũ khí hạt nhân có được sử dụng hay không. Mỹ đang sở hữu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, nhiều đầu đạn hạt nhân hơn Trung Quốc. Một số nhà khoa học ước tính rằng nếu 2 nước dỡ bỏ kho vũ khí hạt nhân vì vấn đề khác, Mỹ có khả năng tiêu diệt Trung Quốc ít nhất 60 lần trong khi Trung Quốc có thể làm vậy với Mỹ 1 lần. Tất nhiên, về mặt lý thuyết, không có sự khác biệt về hiệu quả thực tế cho dù một thành phố và người dân tại đó bị tiêu diệt 1 lần hay 100 lần.

Từ quan điểm của Mỹ, để họ dễ dàng chịu thua sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến trật tự khu vực, thậm chí là trên phạm vi thế giới của nhiều thứ. Tán ô quân sự của Mỹ tại châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN, sẽ gập lại và cảnh quan địa chính trị cũng theo đó mà thay đổi. Nhưng nếu 2 cường quốc toàn cầu thực sự đụng độ, người ta không thể bỏ qua những thiệt hại phụ không thể tránh khỏi. Giống như một câu ngạn ngữ của châu Phi: "Khi những con voi đánh nhau, những con kiến cũng bị chà đạp" - "Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết".

PLA là lực lượng quân sự lớn nhất thế giới về số lượng không giới hạn và ngân sách quốc phòng của họ chỉ đứng sau Mỹ. Một số chuyên gia tin rằng nếu xu hướng chi tiêu này còn tiếp tục và PLA điều chỉnh các nỗ lực để phát triển vũ khí công nghệ cao, Trung Quốc sẽ đạt được thế can bằng quân đội với Mỹ trong vòng 15-20 năm tới.

Trong sự trỗi dậy của tiếng trống khua khắp Biển Đông và biển Hoa Đông, chủ tịch Tập Cận Bình mới đây đã kêu gọi tăng cường sẵn sàng chiến đấu bằng việc thúc giục PLA "đẩy nhanh hợp nhất hàng không và vũ trụ, tăng cường khả năng tấn công và phòng thủ của lực lượng này". Một số vị tướng thậm chí còn tuyên bố đã "ngửi thấy mùi chiến tranh".

Tuy nhiên, một phương trình thú vị phát sinh khi đánh giá khả năng chiến đấu của PLA. Đầu tiên, đa số người trong số 2,3 triệu quân nhân của PLA đều đến từ những gia đình con một của nước này. Nếu họ hy sinh trong chiến tranh, nỗi buồn mà các gia đình phải chịu đựng sẽ vượt xa so với tưởng tượng. Và, không giống như ông bà, cha mẹ họ, những người gọi là thế hệ 80, 90 không có kinh nghiệm chiến đấu ở tất cả. Nói theo tâm lý học thì đây là sự tương phản với suy nghĩ của lính Mỹ và gia đình họ.

Thứ hai, nghiêm trọng hơn, khả năng chiến đấu và tinh thần của PLA có thể đã bị suy giảm do lòng tham của nhiều người lãnh đạo. Những chi tiết gây sốc của tệ tham nhũng trong tướng lĩnh quân đội được tiết lộ ngay sau khi bắt giữ 2 cựu chủ tịch Quân ủy Trung ương - Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần Cốc Tuấn Sơn - người bán chức trong quân đội và thu về hàng nhân dân tệ, nhận hối lộ khoảng 600 nhân dân tệ.

Quy mô thực sự của nạn tham nhũng trong quân đội thì chỉ có nội bộ mới biết. Bất cứ ai đã từng đi vay tiền để mua chức thì sau đó, tự nhiên sẽ nhận hối lộ từ cấp dưới theo những bước đi bẩn thỉu của họ. Hành vi tai tiếng này đã gây ra mối nghi ngờ liệu rằng các tướng lĩnh và cán bộ cấp cao tham nhũng này có sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh tính mạng cho đất nước. Và liệu rằng binh sĩ có nghe theo lệnh của những cấp trên đã dùng tiền để mua chức chứ không phải người có thực lực.

Có báo cáo cho rằng một vị tướng về hưu của PLA đã cảm thấy "xấu hổ ghê gớm" về việc mua bán quyền lực tràn lan trong quân đội và so sánh nạn tham nhũng hiện nay với sự thối rữa sau khi nhà Thanh sụp đổ và Quốc dân đảng bị đánh bại.

Chiến lược "xoay trục châu Á" của chính quyền Tổng thống Obama - trước đó đã được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công bố vào mùa thu năm 2011 - đã được thế giới coi như sự thất bại hoàn toàn trong việc kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy. Biển Đông được xem là một điểm nóng dễ tạo xung đột nhưng đó là huyết mạch của nền kinh tế Trung Quốc, là sự sống còn đối với Trung Quốc giống như vùng Bờ biển Phía Đông hoặc Caribbean đối với Mỹ. Đáng kinh ngạc là Trung Quốc không có vùng phòng thủ kiên cố và cho tới thời gian gần đây, Bắc Kinh mới tiến hành nạo vét, bồi đắp đảo nhân tạo trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Để hiểu được tư duy quân sự của Trung Quốc, hãy nhìn lại lịch sử một chút. Năm 1955, Trung Quốc quyết định khởi động chương trình vũ khí hạt nhân của mình, bất chấp đói nghèo cùng cực và nạn đói trên toàn quốc thời điểm đó. Quyết định có vẻ không hợp lý của Trung Quốc khi ấy có thể gây ra họa. Mỹ có thể đe dọa dùng bom hạt nhân nếu Bắc Kinh có những hành động chống Đài Loan. Trong sự kiện này, Trung Quốc đã liều lĩnh để tự phát triển vũ khí hạt nhân nhằm đảm bảo không một quốc gia nào dám đe dọa họ nữ. Tuy nhiên, ngay sau khi Trung Quốc trở thành một cường quốc hạt nhân, họ cũng lại là nước đầu tiên cam kết không bao giờ là người đầu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân.

Lịch sử cũng cho chúng ta thấy một cường quốc đang lên chắc chắn là thách thức với cường quốc đương nhiệm, thường là thông qua các phương diện quân sự. Làm thế nào để đối phó với sự trỗi dậy với Trung Quốc và kỳ vọng được tôn trọng của họ sẽ là vấn đề quan trọng thách thức sự khôn ngoan và tài chính trị của các lãnh đạo Mỹ.

Chính trị được mô tả như là "nghệ thuật của sự có thể".

Dù muốn hay không, con đường duy nhất hợp lý và khả thi đối với Mỹ là để cho Trung Quốc "có một chỗ trong phòng họp" - như cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu từng đề xuất và là chủ trương địa chính trị cảu Singapore - tặng cho "con rồng mới nổi" vai trò lớn hơn ở châu Á. Thừa nhận ảnh hưởng và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc là cách tốt nhất đối với Mỹ và là điều không tránh khỏi.

Bảo Linh (Theo The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news