Tin mới

Chủ nghĩa ly khai đang đe dọa cuộc sống của người tị nạn

Thứ sáu, 23/10/2015, 09:27 (GMT+7)

Các nước châu Âu đang phải đối mặt với hai khó khăn: một bên là vấn đề người di cư ở biên giới phía Đông và sự tuyên chiến của tổ chức ly khai tại các quốc gia Tây Âu.

Các nước châu Âu đang phải đối mặt với hai khó khăn: một bên là vấn đề người di cư ở biên giới phía Đông và sự tuyên chiến của tổ chức ly khai tại các quốc gia Tây Âu.

Hiện nay, tại Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng các quốc gia EU đang dần hình thành một số cộng đồng chính trị phát triển. Các nước châu Âu đang phải đối mặt với hai khó khăn: một bên là vấn đề người di cư ở biên giới phía Đông và sự tuyên chiến của tổ chức ly khai tại các quốc gia Tây Âu. Hai khó khăn này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình chính trị kinh tế của các cường quốc châu Âu cũng như các quốc gia dân tộc truyền thống.

Các nước châu Âu đang phải đối mặt với hai khó khăn: một bên là vấn đề người di cư ở biên giới phía Đông. Ảnh: Internet.

Cách đây vài tuần, châu Âu đã trải qua cơn chấn động khi một liên minh muốn tách khỏi Tây Ban Nha đang giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tại cộng đồng tự trị Catalonia, Tây Ban Nha. Ảnh hưởng từ hành vi của chủ nghĩa ly khai này đã vượt ngoài tầm kiểm soát của Tây Ban Nha.

Các chính trị gia và chuyên gia Pháp đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử khu vực diễn ra vào tháng 12 tại phía Bắc Pyrénées. Những cuộc thảo luận đều xoanh quanh việc triển khai phát triển Đảng Mặt trận quốc gia của phe cánh tả do bà Marine Le Pen (chính trị gia Pháp) lãnh đạo. Vận mệnh cuộc bầu cử của đảng này, giới chức thành phố Bruxelles (Bỉ) và vấn đề người di cư đều đe dọa đến chủ quyền Pháp. Bà Marine Le Pen đang bận rộn biến vấn đề di cư trở thành “ cuộc xâm lược lần thứ 4 của thế kỷ “.

Bài phát biểu mang tính “bài ngoại” của bà Le Pen đe dọa đến lý tưởng của Cộng hòa Pháp, nhưng ngay trong bộ máy chính quyền địa phương cũng ẩn chứa loại nguy cơ này. Ngoài hai khu tự trị Bretagne và xứ Basque cũng có chủ trương độc lập, nhân dân vùng Corse cũng đang triển khai các hoạt động bầu cử. Trong cuộc bầu cử năm 2010, chính đảng chủ nghĩa dân tộc vùng Corse thắng cử với 25% phiếu bầu. Trong đại hội đảng hàng năm diễn ra trong tháng này, một lãnh đạo của đảng độc lập tự chủ đã cho biết, đa số người dân Corse đều đang mong tin độc lập dưới sự khích lệ của Scotland và Catalonia.

Biểu tình đòi ly khai khỏi Tây Ban Nha của người dân vùng Catalonia. Ảnh :Internet.

Tình trạng khó khăn của kinh tế và sự sụp đổ tư tưởng của chính đảng truyền thống Pháp càng tiếp thêm hy vọng cho người dân Corse trong việc giành quyền tự trị. Hơn 20.000 người mê bóng đá của đội bóng thuộc thành phố lớn thứ hai Corse- Bastia đã hướng về Paris. Tại đây, họ đã cùng nhau hô vang “ Chúng tôi không phải người Pháp” trong một trận thi đấu với đội bóng Paris Saint-Germain.

Emmanuel LeRoy Ladurie- nhà sử học nổi tiếng tuy không đồng tình với một số chính đảng của Corse, nhưng ông cũng công nhận tiềm năng phát triển của họ. Ông cho rằng: “ Độc lập của Corse cũng “buồn cười” như việc giành độc lập của Algeria, nhưng ai mà biết được chứ, cũng có thể đây là điều khó tránh khỏi”.

Cũng có một số đảng của tổ chức ly khai đang tích cực hoạt động.Trong đó phong trào “ Đội mũ đỏ ” của Bretagne là nổi tiếng nhất. Phong trào ly khai của Flemish,Wallonie thuộc nước láng giềng Bỉ cũng khiến quốc gia này trở thành một quốc gia thất bại. Trên toàn bộ lục địa châu Âu có đến hàng chục nhóm như vậy, trong đó nhiều nhóm đã hợp lại dưới ngọn cờ tự do châu Âu.

Lập trường chính trị giữa một số nhóm chủ nghĩa ly khai cũng có sự khác biệt, Catalonia và Scotland thuộc phe cánh tả, Corse thuộc phe cánh hữu.

Đồng thời, tình hình trong nước của các quốc gia cũng không giống nhau là điều khó tránh khỏi. Nhiều thế kỉ qua, Paris là nơi tập trung toàn bộ quyền lực của Pháp. Điều này khiến Pháp hoàn toàn không đồng tình với mô hình liên bang Tây Ban Nha. Vì vậy, trên thực tế cũng như trong hiến pháp, khó có thể tưởng tượng đàm phán về đạo luật Liên hiệp 1707 giữa Anh và Scotland. Scotland và Catalonia có thể yên tâm quản lý nguồn tài nguyên và tài sản của mình với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, ổn định. Nhưng với một khu vực không mấy giàu có như Corse, họ luôn hy vọng có thể tránh khỏi sự thu mua các đảo của người Pháp giàu có.

Nhưng dù tồn tại nhiều bất đồng, Corse, Catalonia và Scotland vẫn là mối đe dọa của quốc gia nói riêng và các Chính sách của toàn bộ châu Âu.

Phía Bruxelles kiên quyết từ chối trả lời câu hỏi: liệu EU có thể đoàn kết hơn khi đối mặt với khủng hoảng người di cư để ứng phó với chủ nghĩa ly khai hay không? Một quốc gia thành lập từ chủ nghĩa ly khai có thể dễ dàng trở thành thành viên của EU không hay cần thông qua quá trình yêu cầu gia nhập đầy gian nan của tổ chức này?

Tuy nhiên, dù phía Bruxelles duy trì thái độ khiến người khác bối rối trên phương diện này, song chính Bruxelles cũng đang cung cấp một diễn đàn ngoại giao song song giữa các khu vực, giúp các quốc gia và vùng lãnh thổ thể hiện nền kinh tế và văn hóa của mình. Cách làm này kỳ thực là bồi dưỡng cho chủ trương chủ nghĩa khu vực. Vì vậy, tất cả các nhóm đều kết hợp mục tiêu thành lập quốc gia riêng và gia nhập Liên minh châu Âu EU lại không hề tỏ ra nghi ngờ chút nào.

Nghiêm Thu (theo Xinhua)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news