Tin mới

Chùm ảnh đắt giá về một trong những cuộc chiến dài nhất của Mỹ

Thứ bảy, 08/10/2016, 11:57 (GMT+7)

Từ ngày 10/7/2001 cho tới ngày 28/12/2014, quân đội Mỹ và NATO đã tiến hành các hoạt động chiến đấu tại Afghanistan.

Từ ngày 10/7/2001 cho tới ngày 28/12/2014, quân đội Mỹ và NATO đã tiến hành các hoạt động chiến đấu tại Afghanistan.

Trong khi Mỹ muốn kết thúc các chiến dịch này, bắt đầu rút quân vào cuối năm 2014 thì việc Taliban vẫn tiếp tục thành công trên chiến trường cộng với quân đội Afghanistan chiến đấu không hiệu quả khiến Mỹ tiếp tục phải triển khai quân tại đây.

Nhìn chung, Mỹ đã đưa gần 10.000 quân tới Afghanistan. Mặc dù Tổng thống Barack Obama có ý định rút bớt 5.500 quân vào năm 2017 thì mối đe dọa Taliban đang tiếp diễn khiến kết hoạch này thay đổi. Theo dự kiến, khoảng 8.400 quân vẫn tiếp tục ở lại Afghanistan tới cuối năm tới.

Hầu hết quân đội NATO đã rút khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014.

Cuối năm 2014, lực lượng quân sự nước ngoài thiệt hại lên tới 3.500 người và 33.000 người bị thương. Cụ thể, Mỹ có 2.400 binh sĩ thiệt mạng, 20.000 người bị thương. Anh có 453 người chết, 7.500 người bị thương. Pháp là 89 người chết, 725 người bị thương. Những con số này là chưa kể các nhà thầu an ninh tư nhân.

Từ năm 2001, Mỹ đã chi khoảng 110 tỷ USD để tái thiết Afghanistan, nhiều hơn cả chi phí mà Kế hoạch Marshall dùng để tái thiết châu Âu sau Thế chiến II. Washington đã phân bổ hơn 60 tỷ USD từ năm 2002 để đào tạo và trang bị cho quân đội Afghanistan.

Tuy nhiên, số tiền mà Mỹ chi tại Afghanistan lại mang lại kết quả hạn chế.

An ninh tại nước này vẫn còn bấp bênh. Taliban được cho là đang kiểm soát lãnh thổ Afghanistan nhiều hơn bất cứ khi nào kể từ năm 2001. Kỷ lục được ghi nhận là 5.100 dân thường thương vong, trong đó có 1.600 người chết trong nửa đầu năm 2016, theo Liên hợp quốc.

Dưới đây là những bức ảnh cực đắt giá về cuộc chiến kéo dài 15 năm của Mỹ tại Afghanistan.

Osama bin Laden được nhìn thấy tại một địa điểm bí mật trong bức ảnh được phát trên truyền hình ngày 7/10/2001. Bin Laden đã ngợi ca Thiên chúa trong vụ khủng bố 11/9 và thể rằng Mỹ "đừng bao giờ mơ tới an ninh" cho tới khi "đội quân vô nhân đạo rời khỏi mảnh đất của Muhammad". Ảnh: AP

Ngày 7/10/2001, cả Mỹ và Anh cùng phát động cuộc không kích tại Afghanistan. Tổng thống Mỹ khi ấy, George W.Bush nói rằng hành động này đã báo trước một chiến dịch chống khủng bố "bền vững, toàn diện và không ngừng".

Trong ảnh là máy bay ném bom B-52 của Không quân Mỹ thả loạt bom M117 xuống Afghanistan. Mỹ đã huy động máy bay ném bom B-1, B-52 và máy bay ném bom tàng hình B-2 tới Afghanistan. Ảnh: Reuters

Các nhân chứng nói rằng họ nhìn thấy những ánh sáng lập lòe và nghe được tiếng nổ trên bầu trời thù đô Kabul trong giai đoạn đầu khi Mỹ cho biết sẽ có một cuộc chiến kéo dài trên quy mô lớn chống lại chủ nghĩa khủng bố và các nước hỗ trợ nó. Cuộc tấn công này đã được chuẩn bị từ sau vụ khủng bố 11/9 tại Mỹ.

Mohammed Anwar (trái) và một cậu bé (không rõ danh tính) tại Kabul, Afghanistan "khoe"những mảnh bom rơi xuống nơi ở của chúng vào sáng ngày 8/10/2001. Ảnh: AP

Cả Mỹ và Anh đã tấn công Afghanistan và những cơ sở quan trọng của Taliban bị nghi chứa chấp trùm khủng bố Osama bin Laden bằng tên lửa hành trình. Nhiều dân thường Afghanistan dường như không hề bối rối trước vụ đánh bom khi mà họ sống trong điều kiện như thời chiến suốt hơn 20 năm.

2 người lính Liên minh phương Bắc ngồi quan sát khói bụi bốc lên sau những vụ nổ nhằm vào các vị trí của Taliban trên đồi Kalakata, gần làng Ai-Khanum, phía bắc Afghanistan vào ngày 1/11/2001. Ảnh: Reuters

Binh nhì Eileen M. Schnetzko thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ đứng gác tại sân bay Bagram ngày 2/3/2002. Quân đội Mỹ đã đóng quân tại Bagram, miền bắc Kabul. Ảnh: Reuters

Có khoảng 4.000 quân Mỹ đóng quân tại Afghanistan trong cuộc chiến quốc tế chống khủng bố.

Những nhân viên dò mìn đứng cạnh một binh sĩ Lục quân Mỹ (phải) điều khiển robot Hermes tiến vào một hang động để dò mìn, bẫy và các vật liệu chưa nỗ khác cũng như các loại vũ khí hay trang thiết bị có thể được Taliban hoặc Al-Qaeda giấu tại thị trấn Qiqay, Afghanistan vào ngày 29/7/2002. Ảnh: AP

Chiến tranh Afghanistan là lần đầu tiên quân đội Mỹ sử dụng robot làm công cụ chiến đấu. Những người ủng hộ robot tin rằng việc đưa chúng vào các hang động, tòa nhà và những khu vực tối tăm khác sẽ giúp ngăn ngừa thương vong của Mỹ.

Những người dân Afghanistan ngôi xem lính Mỹ lục soát một ngôi nhà để tìm kiếm những kẻ tình nghi Taliban và al-Qaeda tại trung tâm thung lũng sông Baghran. Lúc này đã là giai đoạn cuối của "Chiến dịch Viper", diễn ra tại tỉnh Helmand, miền nam Afghanistan vào ngày 24/2/2003. Ảnh: AP

Một lính đặc nhiệm Mỹ (trái) đứng quan sát lực lượng dân quân Afghanistan xếp hàng chờ lấy vũ khí tại căn cứ ở Kunduz, Afghanistan vào ngày 22/10/2003. Ảnh: Reuters

Một chiếc trực thăng Chinook lượn lờ trên đầu các binh sĩ Mỹ tại làng Jegdelic, cách thủ đô Kabul khoảng 56 dặm về phía tây nam. Ảnh được chụp ngày 24/12/2004. Nguồn: Reuters

Một binh sĩ Mỹ kiểm tra chiếc xe hoa tại một trạm kiểm soát ở ngã tư đường gần căn cứ không quân Bagram và trung tâm giam giữ phía bắc thủ đô Kabul ngày 12/7/2005. Ảnh: AP

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi ấy, Donald Rumsfeld (giữa), trao huy chương dũng cảm cho trung sĩ Kenneth Stover (trái) trong buổi lễ tại Khandahar, Afghanistan ngày 22/12/2005. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Mỹ ăn trưa tại khu vực mua sắm của căn cứ quân sự Kandahar, phía nam Afghanistan. Ảnh của AP chụp ngày 2/8/2006

Một cậu bé Afghanistan đứng nhìn lính Mỹ khi họ tuần tra qua ngôi làng gần thị trấn Makkor, tây nam thủ đô Kabul vào ngày 20/4/2007. Ảnh: Reuters

Một binh sĩ Mỹ dùng xẻng gạt đất để cứu chiếc xe bị mắc kẹt trong bùn, cách Ghazni khoảng 70km về phía nam. Ảnh của Reuters chụp ngày 23/4/2007.

Binh sĩ Anh và Mỹ kiểm soát đám đông trong đợt trợ giúp y tế tại Kabul, ngày 26/2/2008. Ảnh: Reuters

Trung sĩ William Olas Bee, một lính thủy quân lục chiến Mỹ đã suýt chết khi giao đấu với các tay súng Taliban gần Garmsir, tỉnh Helmand, tháng 5/2008. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc này, ông Robert Gates (trái) và Tướng Lục quân Mỹ David McKiernan, Chỉ huy lực lượng NATO tại Afghanistan (phải) lắng nghe các quan chức địa phương nói chuyện. Ảnh của Reuters chụp ngày 8/5/2009.

Lính Mỹ trong lễ tưởng niệm đồng đội tại tỉnh Zabul, miền nam Afghanistan ngày 8/2/2010. Ảnh: Reuters

Binh sĩ NATO chơi bóng đá bàn dưới ánh đèn pin tại một tiền đồn quân sự gần làng Bazaar e Panjwaii, huyện Panjwaii, tỉnh Kandahar vào tháng 8/2010. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Mỹ xử lý vết thương cho một bé trai trên trực thăng y tế ngày 19/8/2010. Ảnh: Reuters

Lính Mỹ nã pháo nhằm vào căn cứ hỏa lực tại huyện Panjwai, tỉnh Kandahar, ngày 12/6/2011. Ảnh: Reuters

Bảo Linh (Business Insider)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news