Tin mới

Chùm ảnh bên trong bệnh viện buôn bán nội tạng trái phép ở Ấn Độ

Thứ sáu, 10/04/2015, 08:44 (GMT+7)

Mỗi năm ở Ấn Độ có tới 2.000 người tình nguyện bán thận với mức gia 5.000 USD (hơn 10 triệu VNĐ), bất chấp cơ sở y tế lạc hậu, không đảm bảo vệ sinh để mong có chút tiền ít ỏi trang trải cuộc sống khó khăn.

Mỗi năm ở Ấn Độ có tới 2.000 người tình nguyện bán thận với mức gia 5.000 USD (hơn 10 triệu VNĐ), bất chấp cơ sở y tế lạc hậu, không đảm bảo vệ sinh để mong có chút tiền ít ỏi trang trải cuộc sống khó khăn.

Sự nghèo khổ, khốn cùng đã khiến những người dân đáng thương bất chấp nguy hiểm, đặt cược tính mạng vào tay những băng nhóm buôn bán nội tạng vô đạo đức.

Mặc dù những người quyên hiến nội tạng chỉ nhận được khoản tiền không đáng kể, nhưng khi đã qua tay các băng nhóm buôn bán nội tạng bất hợp pháp, những bộ phận cơ thể như tim, phổi, thận... lại mang về cho chúng khoản tiền lên tới 200.000 USD (hơn 4 tỷ đồng).

Mặc dù đã có luật cấm buôn bán nội tạng nhưng vì nhu cầu cấy ghép thận cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ngày một tăng nên thị trường buôn bán thận trái phép vẫn hoạt động vô cùng sôi nổi. Trong ảnh là cảnh phẫu thuật lấy nội tạng bên trong bệnh viện buôn bán nội tạng bất hợp pháp ở Ấn Độ.

Một y tá đang giám sát quy trình cấy ghép nội tạng. Với mỗi quả thận được giao bán, những băng nhóm buôn bán nội tạng có thể thu về số tiền từ 130.000USD đến 200.000USD (2,8 đến hơn 4 tỷ đồng).

Bất chấp những cơ sở y tế lạc hậu, không đảm bảo vệ sinh, nhiều người dân nghèo vẫn tìm đến con đường buôn bán nội tạng bất hợp pháp với mong muốn kiếm được chút tiền trang trải cho cuộc sống khó khăn.

Những dụng cụ được sử dụng tại cơ sở y tế chuyên buôn bán nội tạng trái phép.

Một bệnh nhân đang nằm tại 1 bệnh viện nổi tiếng với việc buôn bán nội tạng trái phép ở Ấn Độ.

Hình ảnh 1 cậu bé cùng mẹ đang ngồi chờ ở khu cấy ghép nội tạng của 1 "bệnh viện chợ đen" tại Ấn Độ.

Người đàn ông ngồi chờ hiến nội tạng. Người dân luôn tìm đến các cơ sở y tế chui để hiến thận bởi họ biết rằng họ vẫn có thể sống dù chỉ còn 1 quả thận.


Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian gần đây, thị trường buôn bán nội tạng bất hợp pháp đã trở nên sôi động đến mức hàng năm có tới 10.000 cơ sở bất hợp pháp hoạt động trên toàn thế giới. Tuy nhiên, số liệu này được cho là vẫn còn thấp hơn thực tế rất nhiều.

Ngoài Ấn Độ, Trung Quốc cũng luôn nóng về vấn đề cấy ghép cũng như buôn bán nội tạng trái phép. 

Năm 2004, Trung Quốc thực hiện hơn 13.000 ca cấy ghép nội tạng, dù có vài người sau đó bị chết nhưng nhìn chung việc ghép tạng đã cứu sống hàng ngàn người. Dù số ca cấy ghép tạng giảm xuống còn bình quân 11.000/năm vào năm 2005, Trung Quốc vẫn là nước có số ca cấy ghép tạng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, việc hiến tặng nội tạng rất hạn chế ở Trung Quốc, vì nó đi ngược lại văn hóa truyền thống vốn cho rằng thận, gan và tim có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với con người. Nhưng Trung Quốc không phải là nước duy nhất thiếu nguồn cung nội tạng. Đã có thị trường mua bán nội tạng “đen”, thậm chí xuyên biên giới (thường qua Ấn Độ).

 

 

Yên Yên (Exclusive Media)



Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news