Tin mới

Chúng tôi sẽ thu hồi được 3.900 tỷ vụ Huyền Như”

Thứ ba, 15/04/2014, 17:04 (GMT+7)

Trong khi các lãnh đạo ngân hàng ACB, Navibank, chứng khoán\nPhương Đông, chứng khoán Saigonbank Berjaya… đều kháng cáo và tin tưởng vụ việc\nsẽ được giải quyết theo hướng có lợi cho công ty, lãnh đạo Vietinbank cũng tin\ntưởng ngân hàng không phải chịu trách nhiệm lên đới và bất kỳ tổn thất tài\nchính nào liên quan.

Trong khi các lãnh đạo ngân hàng ACB, Navibank, chứng khoán Phương Đông, chứng khoán Saigonbank Berjaya… đều kháng cáo và tin tưởng vụ việc sẽ được giải quyết theo hướng có lợi cho công ty, lãnh đạo Vietinbank cũng tin tưởng ngân hàng không phải chịu trách nhiệm lên đới và bất kỳ tổn thất tài chính nào liên quan.

 

Phải đòi cả gốc lẫn lãi

Tại đại hội cổ đông diễn ra sáng nay, 14/4, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Trần Hùng Huy bày tỏ tin tưởng sẽ đòi được tất cả các khoản nợ liên quan tới các vụ án, bao gồm cả vụ án siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như.

viettinbank,Huyền Như,lừa đảo,ngân hàng

3.900 tỷ đồng trong đại án Huyền Như liệu có đòi lại được?

Tổng Giám đốc ACB Đỗ Minh Toàn cho biết, về phần dư nợ liên quan đến Huyền Như, đến nay ACB đã trích lập được 50% dự phòng. “Chúng tôi tin tưởng sẽ thu hồi được nợ và đang chờ phán quyết cuối cùng từ vụ phúc thẩm Huyền Như” – ông Toàn phát biểu tại đại hội.

Câu nói của vị Tổng Giám đốc ACB cũng là câu nói quen thuộc của các lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quốc Dân (tên cũ là Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank), CTCP Chứng khoán Phương Đông (Mã: ORS), CTCP Chứng khoán Saigonbank Berjaya (Mã: SBBS)… hai năm nay.

Trong một loạt báo cáo tài chính mới công bố, các đơn vị trên vẫn giữ nguyên số dư tiền gửi lên đến vài nghìn tỷ tại Vietinbank, không quên bổ sung lãi suất.

“Ngày 10/2/2014, công ty đã gửi đơn kháng cáo lên Tòa án Nhân dân TPHCM và Tòa án Nhân dân Tối cao kháng cáo bản án nói trên và yêu cầu Vietinbank phải có trách nhiệm bồi thường số tiền nói trên cũng lãi suất theo quy định cho công ty” – bà Yei Pheck Joo, Tổng Giám đốc SBBS, cho hay.

Công ty này đã gửi Vietinbank 210 tỷ đồng, tuy nhiên Vietinbank không đồng ý với số dư nói trên. Theo bản án sơ thẩm ngày 27/1, tòa tuyên nhân viên cũ của Vietinbank – Huỳnh Thị Huyền Như – sẽ có trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền này.

ORS cũng tuyên bố đã nộp hồ sơ kháng cáo với vụ án này.

Số dư tiền gửi của ORS tại Vietinbank là 380 tỷ đồng, hiện đã bị ngưng giao dịch. Số tiền này Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) chuyển cho ORS để công ty thực hiện các hợp đồng môi giới chứng khoán và các hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn. ORS cho biết, theo chỉ định của TPB, công ty đã gửi tiền thông qua các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn tại Vietinbank chi nhánh TPHCM. Và cùng chung số phận với SBBS, khoản tiền trên cũng được xác định trách nhiệm bồi hoàn thuộc về Huyền Như, Vietinbank vô can.

Chủ tịch ORS Phạm Linh cho hay: “Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ môi giới, chúng tôi chỉ tạm tính khoản lãi phải trả cho TPB và lãi được nhận từ Vietinbank vào tài khoản trung gian, sau khi hoàn thành nghiệp vụ môi giới, ORS sẽ được hưởng khoản phí như quy định của TPB và hạch toán doanh thu”.

Trách nhiệm của ông Phạm Huy Hùng và Vietinbank đến đâu?

Cần lưu ý rằng, trừ ACB, khoản tiền gửi của các đơn vị còn lại tại Vietinbank có nguy cơ mất trắng lớn hơn rất nhiều so với lợi nhuận.

viettinbank,Huyền Như,lừa đảo,ngân hàng

Biểu đồ tỷ lệ tiền gửi Vietinbank và lợi nhuận sau thuế (LNST) của một số đơn vị.

SBBS gửi Vietinbank 210 tỷ, khoản tiền này gấp 52,5 lần lợi nhuận sau thuế của SBBS năm vừa qua và bằng 70% vốn cổ phần công ty. Năm 2013, SBBS chỉ đạt lợi nhuận sau thuế gần 4 tỷ đồng, bằng 1/3 so với cùng kỳ. Nếu kết quả phiên xử phúc thẩm Huyền Như không như mong đợi, trường trường hợp không chia cổ tức, không trích lập các quỹ, tiết chế thù lao và không thưởng lãnh đạo, SBBS có thể mất khoảng 52,5 năm để cân bằng được tình hình tài chính như hiện tại.

Navibank ghi nhận khoản tiền gửi 200 tỷ tại Vietinbank, khoản này chỉ bằng 6% vốn cổ phần của Navibank, nhưng gấp 10,8 lần lợi nhuận sau thuế năm 2013 của ngân hàng. Tương tự như SBBS, trường hợp mất trắng số tiền gửi tại Vietinbank, Navibank sẽ “vật vờ” gần 11 năm để cân đối lại tài chính như hiện giờ.

ORS, gửi vào Vietinbank 380 tỷ, gấp 4,7 lần vốn điều lệ công ty. Năm 2013, công ty lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2013 lên tới 210,4 tỷ đồng, bằng 87,67% vốn điều lệ.

Việc trích lập dự phòng khiến ORS lỗ 115 tỷ trong quý 4 và lỗ hơn 117 tỷ trong năm 2013.

ACB – đại gia lớn nhất trong vụ Huyền Như - “ký gửi” Vietinbank 718,9 tỷ đồng. Khoản này tương đương 9,7% vốn điều lệ, và bằng 87,2% lợi nhuận năm vừa qua. Năm 2013, ACB lỗ 293 tỷ đồng trong quý 4, kéo lợi nhuận sau thuế cả năm còn 824 tỷ.

Với tình hình kinh doanh trên, có thể thấy các vị lãnh đạo không thể không có niềm tin trong việc kháng án và dồn trách nhiệm bồi thường sang Vietinbank thay vì Huyền Như.

Tuy nhiên, trong khi các đơn vị trên tin tưởng sẽ thu hồi được cả gốc lẫn lãi số tiền khổng lồ trên, trình bày trong báo cáo tài chính mới đây, Vietinbank cũng tin tưởng rằng “ngân hàng không phải chịu trách nhiệm lên đới và bất kỳ tổn thất tài chính nào liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân nói trên (các nhân viên cũ của Vietinbank, bao gồm Huyền Như – PV)”.

Trước đó, tại phiên xét xử đại án Huyền Như hồi tháng 1, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ACB đã yêu cầu triệu tập ông Phạm Huy Hùng - Chủ tịch Vietinbank - với lý do VietinBank không thể vô can trong vụ án lừa đảo hàng ngàn tỷ đồng của nhân viên mình như ông Hùng đã trả lời một báo điện tử.

Tuy nhiên, ông Phạm Huy Hùng đã không bị triệu tập như đề nghị của luật sư.

Đại diện của Vietinbank tham gia phiên xét xử ngày 10/1 là ông Nguyễn Mạnh Toàn, Trưởng Phòng Pháp chế. Ông Toàn cũng cho biết, ông đến tòa với tư cách là đại diện của Vietinbank nhưng câu trả lời của ông là với tư cách cá nhân.

Vậy trách nhiệm Vietinbank ở đâu? Trách nhiệm của người đứng đầu ngân hàng Nhà nước này ở đâu?

Kết luận của phiên tòa ngày 27/1 quy toàn bộ trách nhiệm bồi thường 3.900 tỷ đồng cho người làm việc cho pháp nhân, còn pháp nhân Vietinbank lại được “giải thoát”, không chịu bất kỳ một tổn thất tài chính nào, có vẻ chưa thuyết phục khi ngay sau đó, 2 trong số 3 ngân hàng bị hại tuyên bố kháng cáo.

Một số công ty bị hại đến nay cũng tuyên bố đã gửi hồ sơ kháng cáo và cùng thể hiện lòng tin sẽ thu hồi được khoản tiền trên.

Vụ án đã kéo dài từ năm 2011. Từ đó đến nay, niềm tin thu hồi được số tiền gửi vào Vietinbank của các ngân hàng và công ty bị hại đều được thể hiện năm này qua năm khác. Năm nào lãnh đạo các đơn vị trên đều cố gắng củng cố niềm tin của mình, nhưng có lẽ niềm tin của các cổ đông đã vơi dần.

Trong khi đó, ông Phạm Huy Hùng – Chủ tịch HĐQT Vietinbank - có thể sẽ “hạ cánh” an toàn trong năm nay. Ông Hùng sinh năm 1954, năm nay ông Hùng sẽ đến tuổi nghỉ hưu.

Theo Thời báo ĐNA

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news