Tin mới

Chuyên gia giải nghĩa "Phả độ gia tiên" tại đền Bảo Lộc

Thứ hai, 10/10/2016, 18:45 (GMT+7)

"Theo hình ảnh xuất hiện trong đoạn clip thì buỗi lễ diễn ra tại đền Bảo Lộc có sự tham gia của ông Phạm Văn Tác là lễ Phả độ gia tiên chứ không phải hầu đồng" - GS.TS Ngô Đức Thịnh nhận định.

"Theo hình ảnh xuất hiện trong đoạn clip thì buỗi lễ diễn ra tại đền Bảo Lộc có sự tham gia của ông Phạm Văn Tác là lễ Phả độ gia tiên chứ không phải hầu đồng" - GS.TS Ngô Đức Thịnh nhận định.

[mecloud]YJFML8EmVW[/mecloud]

Vừa qua, một số trang báo đưa thông tin việc ngày 01/10,  ông Phạm Văn Tác -Vụ trưởng Vụ tổ chức cá bộ (Bộ Y tế) tham gia làm lễ tại đền Bảo Lộc (Nam Định) và không cho người lạ vào khu vực làm lễ. 

Sau khi thông tin về đoạn clip được cho sẻ trên mạng xã hội với tốc độ chóng mặt, một số độc giả đưa ra phán đoán rằng, có thể vị cán bộ này tham gia hầu đồng để mong thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, ngày 10/10, thông tin trên báo Người lao động, ông Tác khẳng định, việc ông và gia đình đi lễ vào ngày mùng 1 Âm lịch như truyền thống và việc gia đình làm lễ cúng cầu an vào ngày thứ 7 là chuyện hết sức bình thường. Còn trong đoạn clip được đăng tải, bản thân ông không hề tham gia hầu đồng mà chỉ đơn thuần là có mặt trong buổi lễ Phả độ gia tiên của đại gia đình.

"Ở đây (đền Bảo Lộc - PV)  là đền thờ đức thánh Trần Hưng Đạo nên việc làm lễ cúng là chuyện bình thường. Mọi người cũng cầu cúng chứ không riêng mình tôi. Tôi khẳng định lại không có chuyện hầu đồng gì cả" - ông Tác cho hay.

Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Bộ Y tế Phạm Văn Tác khẳng định không hầu đồng mà chỉ tham gia lễ Phả độ gia tiên. Ảnh: Internet

Trao đổi với phóng viên vào chiều ngày 10/10, GS.TS Ngô Đức Thịnh - chuyên gia nghiên cứu Văn hóa dân gian cho biết, theo hình ảnh và nội dung được ghi nhận trong đoạn clip đang được chia sẻ trên mạng xã hội thì đúng là ông Tác đang tham gia lễ Phả độ gia tiên.

Cụ thể, theo ý kiến của GS. Ngô Đức Thịnh, Phả độ gia tiên là nghi lễ tâm linh và có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt. Theo quan niệm dân gian, Phả độ gia tiên là nghi lễ vô cùng lợi ích đối với chúng sinh, ông bà cha mẹ, cửu huyền thất tổ nhiều đời nhiều kiếp của chúng ta đang bị đọa đày, chưa thể siêu thoát... Do đó, mục đích của nghi lễ là cầu Bình An, hóa giải nghiệp chướng cho gia đình, dòng họ. Tham gia nghi lễ này, các thành viên trong gia đình có thể cầu sức khỏe, tài lộc, công danh... 

"Nghi lễ Phả độ gia tiên có thể được tiến hành ở các đền, chùa và các khoản chi phí đặt lễ và mua lễ là tùy tâm ở gia chủ, không quan trọng ít nhiều, cái chính là chủ lễ phải nhất tâm thành kính" - GS. Ngô Đức Thịnh cho biết.

Cũng theo phân tích của chuyên gia văn hóa dân gian, trong trường hợp vị cán bộ Bộ Y tế có tham gia hầu đồng thì cũng không có gì là xấu, bởi mục đích của nghi lễ hầu đồng cũng vẫn là cầu bình an cho gia tiên. Hơn nữa, hầu đồng đã được xếp vào hàng di sản văn hóa. Do đó, việc các cá nhân tham gia sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng như thế nào là quyền tự do của mỗi người mà người khác không nên can thiệp quá sâu. 

Liên quan thông tin về vụ việc đang gây nhiều lùm xùm trong dư luận, có ý kiến cho rằng, hôm làm lễ vào ngày mùng 1/10, ông Phạm Văn Tác đã cùng một đoàn gồm 7 xe đến đền Bảo Lộc. Và hơn 4 tháng vừa qua, ông Tác đã đi hầu đồng nhiều lần nhằm cầu may mắn, thăng quan tiến chức; đồng thời, "tiết lộ" số tiền mà ông Tác đã mua và đặt lễ vào hôm đầu tháng lên tới 190 triệu đồng.

Phản ứng trước những thông tin này, ông Phạm Văn Tác cho biết, đó là những thông tin không đúng sự thật, có sự quy chụp, xâm phạm đời tư, cố tình chụp mũ... Ông cho biết sẽ có đơn gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam và Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng về sự việc tờ báo đăng tải thông tin sai sự thật về ông. 

Vũ Đậu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news