Tin mới

Chuyện người phụ nữ truân chuyên và những bi kịch cuộc đời

Thứ tư, 29/01/2014, 09:58 (GMT+7)

Là một nữ hoàng đầu tiên và cũng là cuối cùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, cuộc đời của người phụ nữ này là một chuỗi đau khổ khi phải hứng chịu đủ những bi kịch cuộc đời truân chuyên đau đớn nhất đối với một phụ nữ.

Là một nữ hoàng đầu tiên và cũng là cuối cùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, cuộc đời của người phụ nữ này là một chuỗi đau khổ khi phải hứng chịu đủ những bi kịch cuộc đời truân chuyên đau đớn nhất đối với một phụ nữ.

Người phụ nữ mang cuộc đời truân chuyên này chính là Lý Chiêu Hoàng (SN 1218). Bà là con gái của Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung.

Lên ngôi khi là cô bé 6 tuổi

Được biết, khi Lý Chiêu Hoàng chào đời, thời điểm này nhà Lý đã bước vào thời kỳ suy tàn. Ông nội của bà là Lý Cao Tông được biết đến như là một vị vua ăn chơi vô độ không màng đến chính sự. Điều này khiến dân lành đói kém quanh năm. Cha bà là Huệ Tông bị phát bệnh điên, giao phó cả việc triều chính cho Trần Tự Khánh. 

Cứ thế, tất cả các quyền lớn nhỏ trong cung đều dần về tay người khác.Tới năm 1224, dưới sức ép của Trần Thủ Độ (lúc này đã lên nắm quyền lực thay Trần Tự Khánh chết năm 1224), Huệ Tông phải lập con gái Chiêu Hoàng làm thái tử và xuống chiếu nhường ngôi. 

Như vậy Chiêu Hoàng lên ngôi khi chỉ là một đứa trẻ tròn 6 tuổi. Cuộc đời Chiêu Hoàng từ đây bước vào những ngày tháng truân chuyên với bao cơn sóng gió phủ lên cuộc đời của nữ hoàng nhỏ tuổi.

Bởi thực tế, tuy Chiêu Hoàng lên ngôi từ nhỏ nhưng lúc này quyền lực trong cung lại hoàn toàn nằm trong tay của dòng họ Trần. Ngược lại, Lý Chiêu Hoàng chỉ còn là một quân bài trong ván bài chính trị của Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ chưa lật đổ nhà Lý chỉ vì vẫn lo sợ các thế lực đang cát cứ tại các địa phương đem quân về đánh.

Là một nữ hoàng đầu tiên và cũng là cuối cùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, cuộc đời của người phụ nữ này là một chuỗi đau khổ (Ảnh minh họa)

Cuộc hôn nhân năm 7 tuổi và 12 năm kết hôn không có con 

Đến năm 1225, khi Chiêu Hoàng mới 7 tuổi, Trần Thủ Độ đã dàn xếp cho cháu ruột của mình là Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông sau này) vào cung hầu hạ Chiêu Hoàng. 

Hàng ngày, Trần Cảnh và Chiêu Hoàng gần gũi, hay trêu đùa nên yêu mến nhau. Trần Thủ Độ lấy cớ đó mà dựng nên cuộc hôn nhân giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh. Qua đó, ông muốn chuyển giao triều chính bằng cách bắt Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi vua danh chính ngôn thuận cho chồng.

Sau khi lấy Trần Cảnh ít lâu, Lý Chiêu Hoàng bèn tuyên bố nhường lại ngai vàng cho Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế. Chiêu Hoàng cũng được Trần Cảnh phong làm hoàng hậu, đổi gọi là Chiêu Thánh. 

Những tưởng sự đời từ đây cuộc đời Chiêu Thánh đã được an phận. Chỉ cần bà sinh được con trai, thì con bà lại có cơ hội tiếp tục kế nghiệp nhà Trần. Điều này cũng an ủi được phần nào đối với vương triều nhà Lý. Thế nhưng, sóng gió truân chuyên vẫn liên tiếp xảy ra với người phụ nữ đa đoan này.

Năm Chiêu Thánh 14 tuổi (1232) thì bà sinh con trai và đặt tên là thái tử Trịnh. Nhưng trớ trêu thay, con trai bà mất ngay sau đó. 

Từ ngày con trai mất, do phiền muộn nhiều, Chiêu Thánh trở nên đau ốm liên miên. Tới tận 5 năm sau đó, (1237) bà vẫn chưa có con. 

Lúc này Trần Thủ Độ và mẹ ruột của của Chiêu Thánh là Trần Thị Dung (mẹ Chiêu Thánh đã lấy Trần Thủ Độ và được gọi là công chúa Thiên Cực) tiếp tục bàn mưu với nhau, phải giữ được ngai báu cho dòng họ nhà Trần. Thế nên, hai người đã ép buộc chồng Chiêu Thánh (là Trần Thái Tông) lấy Thuận Thiên công chúa và một bước giáng Chiêu Thánh xuống làm công chúa.

Hạnh phúc trong cuộc hôn nhân "ép buộc" lần 2 

 Những biến cố lớn của cuộc đời cứ dồn dập ập xuống đầu một cô công chúa mới 19 tuổi: Từ một vị hoàng đế, xuống làm hoàng hậu, con trai mất, bà lại tiếp tục bị giáng xuống làm công chúa. 

Quá buồn và chán nản, Chiêu Hoàng không chịu được cảnh ngột ngạt trong cấm cung. Vì thế, bà xin với triều đình cho xuất gia đi tu. Đề xuất này của bà được nhanh chóng chấp nhận.  

Sau 21 năm sống cuộc đời cô độc và buồn thảm từ khi bị truất xuống làm công chúa, năm 1258, một biến cố lớn nữa lại bất ngờ ập đến trong cuộc đời bà. Nhưng đây cũng được coi là niềm an ủi, niềm hạnh phúc những năm tháng cuối cùng của Chiêu Hoàng ở gian thế.

Năm 1257, quân Nguyên đem quân xân lấn nước ta. Vua thân chinh đốc chiến. Trận ấy, vua được Lê Phụ Trần một mình một ngựa lấy ván che cho khỏi trúng tên giặc…Cảm kích trước ân nghĩa cuả Lê Phụ Trần đã quên mình vì vua, sau khi đánh tan giặc Nguyên (lần thứ nhất), Thái Tông công phong tước cho Lê Phụ Trần làm Ngự sử đại phu và quyết lại đem công chúa Chiêu Thánh gả cho Lê Phụ. 

Bị triều đình gả cho tướng Lê Phụ, bất đắc dĩ, Chiêu Thánh phải trở thành phu nhân cuả tướng này. Song với cuộc hôn nhân sắp đặt này, bà đã sống rất hạnh phúc. Chiêu Thánh còn sinh cho Lê Phụ hai người con (1 trai, 1 gái). Việc sinh con đã mang lại niềm hạnh phúc vô bờ vì được làm mẹ cho Chiêu Thánh, 15 năm sống cuộc sống hạnh phúc với tướng Lê Tần, năm 1278, Chiêu Thánh công chúa ra đi trong lặng lẽ. Khi ấy bà thọ 61 tuổi. 

Như vậy, cuộc đời của người phụ nữ bất hạnh từng phải hứng chịu đủ mọi cay đắng, đau đớn này đã kết thúc. Song ngay cả khi chết đi rồi, bà vẫn phải hứng chịu những thành kiến khắc nghiệt của tư tưởng Nho giáo thời bấy. 

Đó chính là lý do Nhà Lý có 9 vị vua, nhưng chỉ có 8 vị trước Lý Chiêu Hoàng (từ Lý Thái Tổ tới Lý Huệ Tông) được thờ tại Đền Đô. Còn riêng bà thì lại thờ riêng tại một khu vực khác, gọi là Đền Rồng.

Một số người cho rằng, vì bà đã để mất ngôi nhà Lý, nên bị coi là mang tội với dòng họ, không được thừa nhận và phải thờ riêng. Nhiều ý kiến khác cho, là vua, nhưng suy cho cùng bà cũng chỉ là một phụ nữ, nên Lý Chiêu Hoàng không được thờ chung với các bậc tiên vương, do quan niệm trọng nam khinh nữ tồn tại trong xã hội phong kiến.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news