Tin mới

Cô gái 27 tuổi lấy chồng 70 tuổi ở Hà Nam: Hối hận muộn màng sau 8 năm bên nhau

Thứ sáu, 02/11/2018, 15:24 (GMT+7)

Sau 8 năm chung sống, chị Bích thừa nhận không lường hết được cuộc sống với chồng quá chênh lệch tuổi. "Nếu lường hết được thì đã không cưới", chị nói mà ánh mắt nặng trĩu.

Sau 8 năm chung sống, chị Bích thừa nhận không lường hết được cuộc sống với chồng quá chênh lệch tuổi. "Nếu lường hết được thì đã không cưới", chị nói mà ánh mắt nặng trĩu.

Cách đây 8 năm người dân thôn Ngô Khê (xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) vô cùng ngỡ ngàng trước đám cưới của cô gái Nguyễn Thị Bích 27 tuổi và ông lão 70 tuổi – Ngô Thanh Học. Đến nay, chuyện tình "bác - cháu" chênh nhau 43 tuổi ấy vẫn khiến dân làng bàn ra tán vào.

Sau 8 năm chung sống, vợ chồng ông Học – chị Bích đã có được 3 người con (2 gái, 1 trai). Tuy vui cửa vui nhà, nhưng đây lại là nỗi lo lớn nhất khi ông Học ngày một già yếu, đau ốm liên miên.

Tài sản lớn nhất với gia đình ông Học - chị Bích chính là 3 đứa con nhỏ. Ảnh: Khám phá

Trong một bài phóng sự, tờ Khám Phá thông tin vợ chồng chị Bích - ông Học đang sống trong căn nhà nhỏ được các nhà hảo tâm xây cho cách đây 4 năm. Căn nhà tuềnh toàng, bừa bộn, đồ đạc chẳng có gì đáng giá ngoài 2 chiếc xe đạp cũ kỹ.

Ông Học đã già, đau ốm liên miên, hầu như tháng nào ông cũng phải tới viện khám vài lần.

"Cả nhà 5 người chỉ trông chờ vào khoản trợ cấp thương binh 1,6 triệu/tháng, mà mỗi tháng đã đóng tiền ăn cho 2 đứa lớn hết 550 nghìn đồng. Cứ hễ đứa nào đau ốm lại phải chạy vạy vay mượn khắp nơi để chạy chữa.

Sống trong cảnh túng quẫn, suốt ngày lo chăm con, chăm chồng khiến chị Bích chán nản. Chị trải lòng trên tờ Vnexpress: "Vì tụi nhỏ nên chúng tôi mới cố sống với nhau. Giờ đã vậy, tôi có ước giá không lấy ông ấy, thời gian cũng không quay trở lại".

Ông Học và con gái út. Ảnh: Vnexpress

Chị cũng thừa nhận không lường hết được cuộc sống với chồng quá chênh lệch tuổi. "Nếu lường hết được thì đã không cưới", chị nói mà ánh mắt nặng trĩu. 

Cuộc sống tạm bợ của gia đình họ như nét vẽ buồn trong ngôi làng trù phú, nhiều nhà cao, cửa rộng này. Một người hàng xóm cho biết: "Nhà họ chẳng mấy khi có một bữa cơm cho ra hồn, toàn có gì ăn nấy. Chỉ tội cho mấy đứa trẻ".

Giang Trần (tổng hợp)

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news