Tin mới

Con người có sống sót qua kỳ đại tuyệt chủng thứ 6?

Thứ tư, 24/06/2015, 20:09 (GMT+7)

Các số liệu thống kê cho thấy, các loài động thực vật trên trái đất đang biến mất với tốc độ nhanh chóng, các nhà khoa học gọi đây là thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6.

Các số liệu thống kê cho thấy, các loài động thực vật trên trái đất đang biến mất với tốc độ nhanh chóng, các nhà khoa học gọi đây là thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6.

Hơn 500 triệu năm qua, sự sống trên trái đất đã không ít lần bị đe doạ, đứng trên bờ vực xoá sổ do tác động của biến đổi khí hậu, thời kỷ băng hà dữ dội, núi lửa và nổi tiếng nhất là vụ thiên thạch ngoài vũ trụ va đập vào Vịnh Mexico 65 triệu năm về trước, xoá sổ hoàn toàn loài khủng long và một số loài động thực vật khác.

Tóm tắt 5 lần đại tuyệt chủng trước:

1. Lần đại tuyệt chủng đàu tiên xảy ra vào kỷ Ordovician, theo bằng chứng từ các mẫu hoá thạch, 60% các loài động vật trên cạn và dưới nước bị xoá sổ.

2. Lần đại tuyệt chủng lần thứ 2 xảy ra cách đây 360 triệu năm vào kỷ Late Devonian. Môi trường sống trên trái đất cực kỷ khắc nghiệt trong suốt 13 triệu năm  đã đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng.

3. Trong lần đại tuyệt chủng thứ 3 xảy ra vào thời kỳ cuối kỷ Permian, có đến gần 95% các loài động vật dưới nước đã biến mất (theo số liệu từ các mẫu hoá thạch).

4. Trong lần đại tuyệt chủng thứ 4 xảy ra vào thời ký cuối kỷ Triassic, có khoảng 50% loài động vật dưới nước và 80% động vật trên cạn đã biến mất.

5. 65 triệu năm trước vào cuối kỷ Cretaceous, do ảnh hưởng của thiên thạch ngoài trái đất, nhiệt độ trái đất cao hơn hiện tại tới 14 độ và mực nước biển cao hơn bây giờ 300m làm ngập lụt 40% diện tích các lục địa, dẫn đến sự tuyệt chủng của loài khủng long.

Những sự việc này được gọi là “Big Five” – 5 sự kiện đại tuyệt chủng và các các dấu hiệu được các nhà khoa học quan sát hiện nay cho thấy, loài người chúng ta đang bước vào kỳ đại tuyệt chủng lần thứ 6. Nguyên nhân không có gì xa lạ, đó chính là hậu qua do chính con người gây ra.

 

Sư tử là loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do mất đi môi trường sống và nguồn thức ăn

Theo một nghiên cứu được công bố từ tuần trước trên tờ Science Advances, tốc độ biến mất của các loài động thực vật có thể cao hơn 100 lần so với bình thường và đó chỉ là tính đến các loài động vật mà chúng ta biết đến. Có nhiều loài động thực vật ở đáy biển hay trong rừng sâu, có thể sẽ biến mất trước khi con người biết đến chúng. 

Nhà báo Elizabeth Kolbert, tác giả của cuốn sách “Tuyệt chủng lần thứ 6” đã giành giải thưởng Pulitzer năm 2015, đã có cuộc trò chuyện với chúng tối và chia sẻ những ý nghĩ của bà về sự sống trên hành tinh này trong tương lai. Các nghiên cứu khoa học ước tính có đến ¾ loài động vật có thể bị tuyệt chủng trong vài thế hệ tới, một con số ở mức cực kỳ báo động. Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào những nhóm động vật được biết đến. Nhóm động vật này chủ yếu giới hạn trong những loài động vật có xương sống bao gồm động vật có vú, các loài chim, các loài bò sát và lưỡng cư, chúng ta hãy nhìn vào những gì đang thực sự xảy ra. Và tài liệu này còn cho thấy, trong 1500 trở lại đây, tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. 

Con người vẫn đang tranh luận rằng liệu chúng ta có thực sử trải qua sự tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 hay không. Tuy nhiên, theo nhà báo Kolbert, cho đến khi chúng ta có câu trả lời dứt khoát cho vấn đề này thì có thể ¾ tất cả các loài trên trái đất đã biến mát. Rõ ràng, chúng ta đang sống trong thời kỳ mà tỷ lệ tuyệt chủng của các loài động vật rất cao và rất có thể bạn sẽ nhìn thấy sự tuyệt chủng hàng loạt mặc dù việc này có thể mất hàng ngàn năm để diễn ra.

Tỉ lệ tuyệt chủng cũng thay đổi tuỳ theo vị trí địa lý, khí hậu và loài. Động vật trên các quần đảo rất dễ bị tuyệt chủng bởi chúng có xu hướng bị cô lập, ví dụ như động vật có vú trên cạn ở New Zealand. Một số lượng đáng kinh ngạc các loài chim đã biến mất khỏi New Zealand và nhiều nơi khác vẫn còn gặp nhiều vấn đề rắc rối trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, những loài có phạm vi sống hạn chế cũng là đối tượng rất dễ bị tổn thương. Chúng chỉ tồn tại ở một chỗ trên thế giới, khi không có chỗ nào để đi và nếu môi trường sống của chúng bị phá hủy, chúng sẽ ra đi mãi mãi.

Các loài động vật ở New Zealand đang biến mất với tốc độ đáng báo động

Bà Kolbert còn cho biết, con người là nhân tố chính dẫn đến sự tuyệt chủng này. Rất khỏ có thể phủ nhận trách nhiệm của con người khi nhìn lại lịch sử phát triển trong 100 năm qua. Hiện có hàng ngàn bài báo khoa học đã viết về điều này. Chúng ta đang đẩy nhanh sự tuyệt chủng này bằng các hành động khai thác tài nguyên tràn lan, các hoạt động công nghiệp dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Chúng ta đang thay đổi tính chất hóa học của tất cả các đại dương. Chúng ta đang thay đổi bề mặt của hành tinh này. Chúng tôi chặt các khu rừng để làm nông nghiệp, điều đó làm mất đi môi trường sống của rất nhiều loài. 

Một câu hỏi đặt ra là, liệu loài người có thể sống sót sau kỳ đại tuyệt chủng này? Thực tế đã chứng mình rằng, loài người có tính tiến hoá và thích nghi cao. Tuy nhiên, việc sống sót này có thực sự có ý nghĩa khi các loài động thực vật xung quanh dần biến mất và thế giới này sẽ liệu có còn là một nơi đáng sống? Hãy hành động trước khi quá muộn, vì chính chúng ta và thế hệ con cháu trong tương lai.

Hải Nam (Theo National Geographic)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news