Tin mới

Công an mật còng tay người dân sau va chạm gây tranh cãi

Thứ năm, 17/03/2016, 12:32 (GMT+7)

Theo nội dung của của người đăng tải thì sự việc ra trước của nhà số 52 Phan Bội Châu, TP Thanh Hóa. Sự việc gây tranh cãi này xuất phát từ việc một đồng chí công an truy nã mật đi trái đường đâm vào xe của một người dân. Người dân này nổi xung đánh vào mặt đồng chí công an. Sau đó anh công an này đã rút còng số 8 khóa tay người đánh mình, khiến người dân bức xúc.

Theo nội dung của của người đăng tải thì sự việc ra trước của nhà số 52 Phan Bội Châu, TP Thanh Hóa. Sự việc gây tranh cãi này xuất phát từ việc một đồng chí công an truy nã mật đi trái đường đâm vào xe của một người dân. Người dân này nổi xung đánh vào mặt đồng chí công an. Sau đó anh công an này đã rút còng số 8 khóa tay người đánh mình, khiến người dân bức xúc. 

[mecloud]rGuOBJY7Ej[/mecloud]

Video: Facebooker Triều Dương

Đoạn video được người dùng mạng Triều Dương chia sẻ trên mạng xã hội, lập tức khiến nhiều người bình luận chia sẻ, một người ủng hộ việc làm này nhưng cũng có ý kiến cho rằng chỉ là va chạm nhẹ có thể tự 2 bên tự hòa giải, không nghiêm trọng tới mức phải còng tay người ta.

Nội dung sự việc được đăng tải trên mạng xa hội Facebook.

Những bình luận của Cộng đồng mạng.

Theo thông tư 27 quy định rõ “khi phát hiện có vi phạm, cán bộ chiến sĩ tuần tra, kiểm soát thực hiện việc lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định”. Vì vậy, cảnh sát khi hóa trang làm nhiệm vụ không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mà thực hiện nhiệm vụ phát hiện vi phạm và phối hợp với lực lượng cảnh sát công khai phát hiện, kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật. 

Việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát hóa trang phải kết hợp với tuần tra, kiểm soát công khai và nằm trong hai trường hợp cụ thể nêu trên, không có quy định cho CSGT mặc thường phục được xử lý vi phạm.

Chia sẻ trên Zing.vn, thạc sĩ Trần Thanh Thảo (Giảng viên môn Luật Hình sự trường ĐH Luật TP HCM) cho rằng theo quy định tại điểm d, khoản 9, Điều 3 Pháp lệnh số 16/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì khóa số 8 dùng để còng tay được coi là một trong những loại công cụ hỗ trợ.

Tại khoản 1, Điều 33 của Pháp lệnh này quy định về người được giao công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 của Pháp lệnh này;

b) Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người khác;

c) Bắt giữ người theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.

Cũng chia sẻ về vấn đề này, luật sư Trương Xuân Tám (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết: Trong Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định cụ thể trường hợp nào thì có quyền trói tay, khóa tay, còng tay… người bị bắt, mà đây là nghiệp vụ cụ thể của cơ quan điều tra nhằm hạn chế việc chống đối, phản ứng liều lĩnh, tiêu cực của người bị bắt giữ.

Song, dù sử dụng nghiệp vụ gì thì cũng phải đảm bảo không được nhục hình, xâm phạm thô thiển và thô bạo với người bị bắt giữ. Bởi vì người bị bắt giữ để điều tra, chứ chưa được coi họ đã là người phạm tội; các quyền cơ bản của con người vẫn phải được tôn trọng, bảo đảm.

Đức Hòa 



Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news