Tin mới

Phát hiện xác tê giác tuyệt chủng từ 10.000 năm

Thứ sáu, 27/02/2015, 09:40 (GMT+7)

Xác ướp của một chú tê giác có lông, loài tê giác quý hiếm đã tuyệt chủng cách đây 10.000 năm bất ngờ được tìm thấy trong một dòng sông băng tại Cộng hòa Sakha, Nga.

Xác ướp của một chú tê giác có lông, loài tê giác quý hiếm đã tuyệt chủng cách đây 10.000 năm bất ngờ được tìm thấy trong một dòng sông băng tại Cộng hòa Sakha, Nga.

Theo đó, ông Alexander  bất ngờ tìm thấy xác của chú tê giác có lông tại một khe núi thuộc dòng sông băng lớn nhất và lạnh nhất Cộng hòa Sakha, Nga vào tháng 9 năm ngoái.

"Chúng tôi đi thuyền qua khe núi và thấy phần đầu của nó nhô lên. Ban đầu, chúng tôi nghĩ đó là xác một con tuần lộc, nhưng sau đó nhìn thấy phần sừng và nhận ra đây là một con tê giác", Aleksandr kể lại. Động vật hoang dã đã ăn một phần cơ thể ở bên ngoài lớp băng, để lại những phần còn lại và bộ lông nguyên vẹn.

Lông của Sasha vẫn còn gần như nguyên vẹn

Albert Protopopov, Cục trưởng Cục nghiên cứu Fauna Mammoth, thuộc Học viện khoa học Cộng hòa Sakha cho biết, phát hiện này thực sự rất quý. “Chúng ta chỉ có thể đếm số tê giác có lông trưởng thành trên thế giới trên đầu ngón tay. Xác một con tê giác có lông nhỏ thì chưa bao giờ chúng ta có được”.

Các nhà khoa học không xác định được tuổi chính xác của “bé” tê giác có lông Sasha – được đặt theo tên ông Alexander, theo cách gọi ngắn gọn của Nga. Nhưng theo nghiên cứu, Sasha được khoảng 18 tháng tuổi và nặng khoảng 132 pound (60kg).

Phần chân của Sasha

Tê giác lông lượt được cho là tuyệt chủng từ 10.000 năm trước. Chúng thường sống ở châu Âu và phía bắc châu Á trong Thế Pleistocen (Thế Canh Tân). Dù sống sót qua thời kỳ băng hà gần đây nhất, loài động vật này đã biến mất vì bị con người săn bắn quá mức và tác động của biến đổi khí hậu.

Trang Quỳnh

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news