Tin mới

Tại sao 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây và 1 ngày có 24 giờ?

Thứ sáu, 23/05/2014, 08:49 (GMT+7)

Ngày nay, việc 1 ngày có 24 giờ hay 1 giờ có 60 phút là quy ước hết sức bình thường mà ai cũng biết. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại là 24 mà không phải là 25 hay 26? Sao số 60 được chọn là không phải là những số tròn chục khác như 80 hay 100.

 

 

 

 

 

 

(Tinmoi.vn) Ngày nay, việc 1 ngày có 24 giờ hay 1 giờ có 60 phút là quy ước hết sức bình thường mà ai cũng biết. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại là 24 mà không phải là 25 hay 26? Sao số 60 được chọn là không phải là những số tròn chục khác như 80 hay 100. 

Tại sao 1 giờ có 60 phút? 1 phút có 60 giây? Tại sao lại là số 60? Nguồn gốc tên gọi minute (phút) và second (giây)?

Từ khi cả ban ngày lẫn ban đêm đều được chia thành 12 phần, mô hình 24 giờ một ngày cũng dần được định hình. Tuy nhiên, mô hình chiều dài 1 giờ cố định (fixed-length hours) vẫn chưa được thiết lập mãi cho đến giai đoạn Hy Lạp cổ, khi những nhà chiêm tinh Hy Lạp bắt đầu sử dụng mô hình này một cách có hệ thống và áp dụng làm tiêu chuẩn trong tính toán. Trong các nghiên cứu từ những năm 147 đến 127 trước công nguyên, nhà thiên văn học , toán học và địa lý, Hipparchus đã đề xuất chia 1 ngày thành 24 giờ dựa trên thời gian 12 giờ ban ngày và 12 giờ ban đêm của ngày điểm phân. Dù vậy trong nhiều thế kỷ sau đó, người ta vẫn tiếp tục sử dụng mô hình chiều dài mỗi giờ khác nhau theo từng mùa. Và mô hình khoảng thời gian của 1 giờ là cố định chỉ được phổ biến tại châu Âu khi bắt đầu có sự xuất hiện của đồng hồ cơ vào thế kỷ 14.

Hipparchus và các nhà thiên văn khác tại Hy Lạp đã áp dụng kỹ thuật thiên văn được phát triển trước đó bởi những người Babylon định cư tại khu vực Lưỡng Hà. Những người Babylon đã thực hiện các phép tính thiên văn học dựa trên hệ thống lục thập phân (cơ số 60). Đây là 1 hệ thống tính toán kế thừa từ những người Sumeria từ 2000 năm trước công nguyên. Cho đến nay, vẫn chưa có một lý giải chính xác cho việc lựa chọn con số 60. Một giả thuyết được đưa ra là nhằm mục đích thuận tiện thể hiện các phép chia do 60 là con số nhỏ nhất có thể chia hết cho 10, 12, 15, 20 và 30.

Mặc dù hệ lục thập phân không được sử dụng rộng rãi trong các phép tính toán thông thường, nhưng hệ thống này vẫn được sử dụng để đo góc, tọa độ địa lý và thời gian. Trên thực tế, mặt đồng hồ tròn hiện nay có mang nguồn gốc từ hệ thống ra đời 4000 năm trước do những người Babylon phát triển.Nhà thiên văn học Hy Lạp nổi tiếng với biệt danh beta, Eratosthenes (sống vào khoảng năm 276 đến 194 trước công nguyên) đã sử dụng hệ thống lục thập phân để chia một vòng tròn thành 60 phần bằng nhau nhằm hình thành nên hệ thống vĩ độ địa lý với các đường ngang chạy qua các địa điểm nối tiếng trên Trái Đất thời bấy giờ. Một thế kỷ sau đó, Hipparchus đã chuẩn hóa các đường vĩ độ, thể hiện các đường song song cho phù hợp với hình dạng của Trái Đất theo quan niệm thời đó.

Đồng thời, ông cũng hình dung nên hệ thống kinh độ với các đường phủ kín 360 độ chạy từ Bắc tới Nam, từ điểm cực đến điểm cực.Ptolemaeus.Nhà toán học, địa lý và thiên văn học Claudius Ptolemy, người đã chia nhỏ giờ và đặt tên phút, giây.

​Tiếp đó, trong tác phẩm thiên văn học Almagest (viết vào năm 150 sau công nguyên), nhà triết học người La Mã, Claudius Ptolemy đã giải thích và mở rộng nghiên cứu trước đó của Hipparchus bằng cách chia hệ thống kinh vĩ độ 360 độ thành những đoạn nhỏ hơn. Mỗi độ được chia thành 60 phần và đặt tên là partes minutae primae (hoặc first minute - phút đầu) hay ngày nay đơn giản hơn là minute (phút). Mỗi phần lại được tiếp tục chia lần thứ 2 thành 60 phần nhỏ hơn nữa được ông đặt tên là partes minutae secundae (hay trong tiếng Anh là Second minute - phút thứ 2) mà ngày nay được gọi là second (giây). Quy định này đã đánh dấu sự ra đời của cái gọi là phút, giây mà chúng ta vẫn còn được sử dụng đến ngày nay.

Tuy nhiên, khái niệm phút và giây vẫn chưa được sử dụng rộng rãi hàng ngày trong nhiều thế kỷ tiếp theo sau thời của Ptolemy. Sau đó, những thiết bị mang hình thái đồng hồ ra đời nhưng được chia thành một nửa, 1 phần 3, một phần tư và đôi khi là chia thành 12 phần mà không chia thành 60 phần. Hơn nữa, những người đương thời vẫn chưa biết rằng 1 giờ có 60 phút như hiện nay. Mãi cho đến gần cuối thế kỷ 16, sự xuất hiện của đồng hồ cơ mới kèm theo việc chia 1 giờ thành 60 phút trên mặt đồng hồ.

Xem thêm: Samsung: "Apple quan liêu như Việt Nam"

Thu Thủy (Tổng hợp) 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: dong ho thoi gian gio ngay